Vay ngân hàng hoặc vay chủ doanh nghiệp có phải là giao dịch liên kết không?

Để xác định khoản vay trong doanh nghiệp có được coi là giao dịch liên kết hay không, trước hết cùng VisioEdu tìm hiểu thế nào là “Giao dịch liên kết” nhé.

1. Giao dịch liên kết là gì?

Theo Nghị định 132 thì giao dịch liên kết có thể được hiểu là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí.

Vay ngân hàng hoặc vay chủ doanh nghiệp có phải là giao dịch liên kết không?

2. Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không? 

Tiếp theo, VisioEdu sẽ giúp bạn hiểu rõ cách xác định quan hệ liên kết theo quy định của Pháp luật.

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định các bên có liên hệ liên kết như sau: 

  • Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia. 
  • Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Về cách xác định khoản vay ngân hàng trong quan hệ liên kết được quy định cụ thể tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:

“ d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”

Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp Công ty có vay ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. 

Lưu ý: Phải đáp ứng được đồng thời cả 2 điều kiện trên thì doanh nghiệp vay ngân hàng mới thuộc trường hợp có giao dịch liên kết. 

Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.

Nếu chỉ đáp ứng 1 trong 2 trường hợp thì không phải giao dịch liên kết.

3. Vay mượn tiền của chủ doanh nghiệp có phải là giao dịch liên kết không? 

Đây là câu hỏi mà khá nhiều bạn kế toán còn thắc mắc muốn được VisioEdu giải đáp. Căn cứ theo quy định tại Điểm d và Điểm l Khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về các bên có quan hệ liên kết như sau:

“l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”

Theo quy định trên, trường hợp Công ty mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng là người đại diện pháp luật điều hành, kiểm soát doanh nghiệp với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với chủ doanh nghiệp là giao dịch liên kết.

Trên đây là giải đáp thắc mắc của VisioEdu về vấn đề cách xác định giao dịch liên kết đối với các khoản Vay ngân hàng và vay chủ doanh nghiệp theo Nghị định 132. Hy vọng với những phân tích và chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giao dịch liên kết và kê khai các khoản vay chính xác.

>>> Có thể bạn cũng quan tâm:

10 dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Cách xác định chi phí lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th5 2024

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp, hỗ trợ…

    tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th5 2024

    Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan đến cách tính thuế GTGT theo…

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th5 2024

    Hiện nay có 2 cách tính thuế GTGT phải nộp: Một là tính thuế GTGT phải nộp bằng phương pháp…

    Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

    Tổng hợp các loại chi phí được trừ khi tính Thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th4 2024

    Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp thường sẽ phát sinh rất nhiều loại chi…

    Bài cùng tác giả

    Nhận diện đúng rủi ro Báo cáo Tài chính với khóa học chuyên sâu tại VisioEdu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th9 2023

    Rủi ro Báo cáo Tài chính là một vấn đề mà tất cả kế toán và chủ doanh nghiệp đều…

    Những trường hợp xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% và điều kiện áp dụng

    Những trường hợp xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% và điều kiện áp dụng

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    09 Th12 2022

    Theo Luật thuế Giá trị gia tăng hiện hành quy định có rất nhiều mặt hàng được áp dụng thuế…

    VisioEdu - Phân biệt hóa đơn điều chỉnh sai sót và hóa đơn điều chỉnh giá hàng bán, doanh thu công trình, chiết khấu

    Phân biệt hóa đơn điều chỉnh sai sót và hóa đơn điều chỉnh giá hàng bán, doanh thu công trình, chiết khấu

    Giảng viên: Tác giả: admin
    03 Th10 2022

    Cụm từ “Hóa đơn điều chỉnh” hiện nay đang được sử dụng rất nhiều trong quy trình lập hóa đơn….

    Làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Chứng chỉ CPA

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th5 2023

    Chứng chỉ CPA là thước đo đánh giá chính xác kỹ năng chuyên môn và kiến thức của kế toán,…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành