5 Phương pháp định giá doanh nghiệp kế toán trưởng cần biết

Định giá doanh nghiệp rất quan trọng với nhà đầu tư, nhà quản lý nhằm đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Sau đây là các phương pháp định giá doanh nghiệp giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận mà mọi kế toán trưởng cần biết.

1. Định giá doanh nghiệp là gì?

Định giá doanh nghiệp là việc sử dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp phù hợp để ước tính giá trị của doanh nghiệp nhằm hướng đến một mục đích nhất định. 

Nói cách khác, định giá doanh nghiệp là một quá trình đánh giá và ước lượng một cách tương đối giá trị thị trường của các quyền và lợi ích mang lại đến từ việc sở hữu doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp. Quá trình này thường sẽ được thực hiện bởi các chuyên có kinh nghiệm.

2. Lý do nên thực hiện các phương pháp định giá doanh nghiệp

Việc định giá doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, bởi những lý do sau: 

– Việc định giá giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn khi có những chuyện bất ngờ xảy ra. Đặc biệt khi muốn bán doanh nghiệp sẽ giúp chủ doanh nghiệp chủ động hơn về giá cả, giữ được lợi ích tốt nhất.

– Việc nắm giữ giá trị cập nhật hàng năm cho phép tận dụng cơ hội bán; hoặc sáp nhập doanh nghiệp mới một cách nhanh chóng.

– Việc định giá cũng có lợi khi quyết định mời thêm cổ đông hoặc có kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp. 

– Tạo uy tín cho doanh nghiệp, giúp ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay tiền hay không.

– Dễ dàng tạo niềm tin khi muốn tìm nhà đầu tư, khách hàng.

Các phương pháp định giá doanh nghiệp-1

3. Các phương pháp định giá doanh nghiệp mới nhất

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu về các phương pháp định giá doanh nghiệp mới nhất mà mọi kế toán trưởng cần biết nhé.

3.1. Phương pháp tỷ số bình quân 

Phương pháp tỷ số bình quân trong định giá doanh nghiệp là phương pháp tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp được so sánh.

Trường hợp được áp dụng phương pháp tỷ số bình quân: Sẽ có ít nhất 03 doanh nghiệp được so sánh. Các doanh nghiệp so sánh thường được ưu tiên là các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc là đăng ký giao dịch trên UPCoM.

3.2. Phương pháp giá giao dịch 

Phương pháp giá giao dịch trong định giá doanh nghiệp là phương pháp ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần phải thẩm định giá thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần được thẩm định giá.

phương pháp giá giao dịch trong định giá doanh nghiệp áp dụng cho trường hợp: Doanh nghiệp cần thẩm định giá có ít nhất 03 giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc là chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường; đồng thời, thời điểm diễn ra giao dịch không quá 01 năm tính tới thời điểm thẩm định giá.

>>> Xem thêm: 7 dấu hiệu trên Báo cáo Tài chính cho thấy doanh nghiệp sắp bị thanh tra thuế năm 2025

3.3. Phương pháp tài sản trong định giá doanh nghiệp

Đây là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần được thẩm định giá.

Việc xác định được giá trị doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ để chuyển thành công ty cổ phần bằng phương pháp tài sản được áp dụng dựa theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.

3.4. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp

* Là một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cần được thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần được thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp đó tại thời điểm thẩm định giá.

Trường hợp doanh nghiệp cần được thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của một doanh nghiệp được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần phải được thẩm định giá như cổ phần thường.

3.5. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức

Đây là một phương pháp xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần được thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần được thẩm định giá. 

Trường hợp doanh nghiệp cần được thẩm định giá là một công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức của doanh nghiệp được sử dụng đối với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như là cổ phần thường. 

Giả định này cần phải được nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.

Định giá doanh nghiệp là quá trình phức tạp và cần được thực hiện cẩn thận. Có nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Vì vậy hãy lựa chọn phương pháp phù hợp cho doanh nghiệp của mình. 

Tham khảo thêm khóa học Ôn thi CPA để hiểu rõ hơn về quản trị tài chính trong doanh nghiệp từ đó đề xuất các phương án nhằm hỗ trợ và giải quyết các vấn đề về tài chính phát sinh thực tế trong doanh nghiệp và thực hiện tốt được mục tiêu đã đề ra của mình.

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th10 2024

    Lập báo cáo tài chính là công việc đòi hỏi kế toán không chỉ vững chuyên môn mà còn cần…

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Bảng cân đối kế toán là bước đột phá mở ra cơ hội thăng tiến cho kế toán. Là…

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Báo cáo Tài chính là công việc mà mọi kế toán đều phải thực hiện trước các kỳ quyết…

    Hệ thống các báo các tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Hệ thống các báo cáo tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng để doanh nghiệp nộp lên Cơ quan Thuế và công bố…

    Bài cùng tác giả

    Học CPA Việt Nam – Khóa học Ôn thi chứng chỉ kiểm toán viên

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    03 Th5 2023

    Bất cứ ai theo đuổi sự nghiệp kế toán, kiểm toán cũng đều ước ao được sở hữu chứng chỉ…

    4 Loại giấy tờ thay thế sổ hộ khẩu giấy

    Khai trừ sổ hộ khẩu giấy: 4 loại giấy tờ thay thế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th3 2023

    Khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định từ ngày 1.1.2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không…

    5 khóa học sắp diễn ra giúp kế toán giải quyết mọi khó khăn, tự tin thăng tiến trong năm 2022

    Giảng viên: Tác giả: Mr Author
    28 Th12 2021

    Kế toán hoàn toàn có thể nâng mức thu nhập lên gấp 2-3 lần, thăng tiến lên vị trí cao…

    Hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra có được tính vào chi phí được trừ hay không

    Chuyên mục hỏi đáp: Hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra có được tính vào chi phí được trừ hay không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th11 2022

    VisioEdu nhận được một câu hỏi từ kế toán liên quan đến vấn đề Hóa đơn đầu vào có sau…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành