4 nhóm đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế Thu nhập cá nhân

Việc giảm trừ gia cảnh khi tính thuế Thu nhập cá nhân rất quan trọng bởi đây là khoản giúp người nộp thuế trong hoàn cảnh khó khăn đỡ một phần gánh nặng. Tuy nhiên, giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Bản thân người nộp thuế nghiễm nhiên được giảm trừ và chỉ được giảm trừ cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

Bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ cung cấp thông tin cụ thể về đối tượng, điều kiện và mức giảm trừ gia cảnh khi kê khai, nộp thuế Thu nhập cá nhân theo Luật điều chỉnh mới nhất năm 2022.

4 nhóm đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế Thu nhập cá nhân

1. Đối tượng và điều kiện được giảm trừ gia cảnh

1.1: Bản thân người nộp thuế

Theo điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công đương nhiên sẽ được giảm trừ.

Lưu ý:

– Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

– Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).

– Trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.

1.2: Người phụ thuộc

  • Nguyên tắc giảm trừ

– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

– Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.

– Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

  • Đối tượng thuộc nhóm người phụ thuộc

Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc gồm bốn nhóm được VisioEdu liệt kê cụ thể dưới đây:

(1) Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng đáp ứng những điều kiện sau:

+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

  1. Vợ hoặc chồng của người nộp thuế trong độ tuổi lao động phải đồng thời đáp ứng các điều kiện sau: 

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

  1. Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

  1. Đối với các cá nhân khác bao gồm: 

– Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

– Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

– Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: Con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

– Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện được giảm trừ:

– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

– Người khuyết tật, không có khả năng lao động là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).

2. Mức giảm trừ gia cảnh năm 2022

Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh năm 2022 không đổi so với năm 2021 được VisioEdu nêu cụ thể dưới đây:

– Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).

– Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

Trên đây là những thông tin cụ thể về các đối tượng, điều kiện cũng như mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất năm 2022. Hy vọng với phân tích trên bạn dễ dàng hơn trong việc kê khai, nộp thuế Thu nhập cá nhân của bản thân trong năm.

Có thể bạn cũng quan tâm: 

>>> Cá nhân có thu nhập 2 nơi, khai Quyết toán Thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Điều kiện khấu trừ thuế gtgt đầu vào

    Điều kiện khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th4 2024

    Khấu trừ Thuế GTGT là gì? Điều kiện khấu trừ Thuế GTGT đầu vào sẽ như thế nào? Hãy cùng…

    danh sách dự thi Đại lý Thuế 2024

    [Mới nhất] Đã có danh sách dự thi Đại Lý Thuế 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th4 2024

    Sau một thời gian dài chờ đợi thì ngày 23/4/2024 Tổng Cục Thuế đã công bố danh sách dự thi…

    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th4 2024

    Khấu trừ thuế giá trị gia tăng dù là theo phương pháp nào cũng cần tuân thủ những nguyên tắc…

    Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

    Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th4 2024

    Trong lĩnh vực kế toán, việc ghi nhận tài sản cố định đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là…

    Bài cùng tác giả
    Mức thuế suất, hồ sơ kê khai thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2022

    Mức thuế suất, hồ sơ kê khai thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2022

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    28 Th11 2022

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế quan trọng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng…

    Hướng dẫn kế toán xử lý doanh thu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

    Hướng dẫn kế toán xử lý doanh thu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th12 2022

    Do tác động từ nền kinh tế, nên nhiều doanh nghiệp hiện nay đã phải áp dụng phương án đăng…

    Nên học CPA hay ACCA

    Nên học CPA hay ACCA, lựa chọn nào cho kế toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th4 2024

    CPA và ACCA là những chứng chỉ quan trọng thể hiện năng lực của mọi kiểm toán viên trong mọi…

    Chứng chỉ Kiểm toán viên (Chứng chỉ CPA) Việt Nam và những điều bạn cần biết

    Chứng chỉ Kiểm toán viên (Chứng chỉ CPA) Việt Nam và những điều bạn cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th1 2023

    Chứng chỉ Kiểm toán viên (Chứng chỉ CPA) là một trong những chứng chỉ quan trọng giúp kế toán phát…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành