[social-share counters="0"]

4 Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý Thuế

Quản lý rủi ro về thuế là vấn đề được rất nhiều kế toán quan tâm trong thời gian chuẩn bị cho kỳ quyết toán thuế cuối năm. Mối liên hệ giữa nhiều vấn đề khác nhau khiến việc quản lý rủi ro về thuế phức tạp hơn so với vấn đề tài chính. 

Đặc biệt, quản lý rủi ro về thuế sẽ giải quyết được nhiều vấn đề liên quan khác và đem lại lợi ích cho người quản lý nó. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu sâu và nắm vững được tất cả các nguyên tắc quản lý rủi ro. Bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ chia sẻ cho các bạn 4 nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý Thuế.

4 Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý Thuế

1. 4 Nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý Thuế

Các nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý Thuế mà VisioEdu muốn gửi đến bạn gồm:

Nguyên tắc 1: Áp dụng quản lý rủi ro đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý Thuế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế và quản lý Thuế đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý Thuế. 

Nguyên tắc 2: Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài cơ quan thuế (bao gồm cả thông tin từ nước ngoài) theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan thuế các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác để phục vụ cho mục đích quản lý Thuế theo quy định của pháp luật. 

Nguyên tắc 3: Việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động, định kỳ, theo một hoặc kết hợp các phương pháp quy định tại Thông tư này trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý Thuế, dựa trên phân đoạn người nộp thuế, các tiêu chí quy định tại Thông tư này và cơ sở dữ liệu về người nộp thuế. 

Nguyên tắc 4: Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, thông tin có trên các ứng dụng hỗ trợ quản lý Thuế của cơ quan thuế, thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm ra quyết định, cơ quan thuế thực hiện: 

  1. a) Quyết định kiểm tra, thanh tra, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp. 
  2. b) Xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế dựa trên kết quả phân tích bản chất hành vi, nguyên nhân và quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro. 

– Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro, công chức thuế được miễn trừ trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật. 

– Trường hợp ứng dụng quản lý rủi ro gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro theo nội dung quy định tại Thông tư này, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý Thuế theo quy định tại Luật Quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

– Trường hợp có thay đổi thông tin dẫn đến thay đổi kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, ứng dụng quản lý rủi ro chưa tự động điều chỉnh mức độ tuân thủ và mức độ rủi ro, việc cập nhật thay đổi kết quả đánh giá được thực hiện thủ công bởi công chức, sau khi có phê duyệt của người có thẩm quyền. 

– Kết quả áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tương ứng với các mức xếp hạng rủi ro phải được cập nhật đầy đủ, chính xác vào các ứng dụng hỗ trợ quản lý Thuế của cơ quan thuế hoặc ứng dụng quản lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể, phục vụ hoàn thiện và thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại rủi ro người nộp thuế trong kỳ tiếp theo.

2. Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong quản lý Thuế

Tiếp theo, VisioEdu cùng bạn tìm hiểu về các thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong quản lý Thuế. Để phục vụ quản lý rủi ro trong quản lý Thuế, Cơ quan Thuế xem xét các thông tin sau:

  1. Thông tin về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; thông tin về nhân thân các thành viên sáng lập, chủ sở hữu và người đại diện pháp luật của người nộp thuế; đăng ký và sử dụng lao động; thông tin về trạng thái người nộp thuế; số lần thay đổi các thông tin đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; tình hình góp vốn của các thành viên; ngành nghề kinh doanh chính. 
  2. Thông tin về các hồ sơ khai thuế; nộp thuế; nợ thuế; ưu đãi, miễn, giảm thuế; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế; hoàn thuế; đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ; thông tin khiếu nại, tố cáo; thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra; thông tin về giao dịch liên kết.

3. Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp

+ Phân loại mức độ rủi ro tổng thể

Mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư 31/2021/TT-BTC về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Cùng VisioEdu tìm hiểu các hạng mục phân loại mức độ rủi ro tổng thế của doanh nghiệp nhé!

Cụ thể, người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau: 

Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất thấp. 

Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp. 

Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình. 

Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao. 

Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao. 

Đối với người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao áp dụng các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư 31/2021/TT-BTC. Theo yêu cầu công tác quản lý thuế trong từng thời kỳ, người nộp thuế thuộc các mức rủi ro có thể tiếp tục được phân loại rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại khoản 2 Điều này.

+ Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế

Mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại theo một trong các mức sau:

  • Rủi ro cao.
  • Rủi ro trung bình.
  • Rủi ro thấp.

Mức độ rủi ro người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng mức độ rủi ro người nộp thuế tại khoản 1 Điều này và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư 31/2021/TT-BTC về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế trong từng nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại Chương IV Thông tư 31/2021/TT-BTC về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý Thuế.

Như vậy, VisioEdu đã cung cấp thêm cho bạn những nguyên tắc quan trọng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý Thuế. VisioEdu hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc quản lý Thuế tại doanh nghiệp. 

Và để sẵn sàng cho công tác chuẩn bị trước kỳ quyết toán thuế cuối năm 2022, VisioEdu đã thiết kế khóa học “Nhận diện rủi ro Báo cáo Tài chính”. Sau khóa học, kế toán hoàn toàn có thể: 

– Chuẩn hóa việc lập Báo cáo Tài chính tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán. 

– Nằm lòng bộ 24 chỉ tiêu đánh giá rủi ro của Cơ quan Thuế 

– Dễ dàng phòng tránh sai sót, giảm thiểu rủi ro khi có thanh tra, kiểm tra Thuế. 

>>> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học tại đây:  https://visio.edu.vn/khoa-hoc/bao-cao-tai-chinh/ 

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    bảng cân đối kế toán không cân

    Hướng dẫn xử lý Bảng cân đối kế toán không cân

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    06 Th5 2024

    Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính quan trọng, phản ánh tổng hợp tình hình tài sản…

    loại Thuế doanh nghiệp phải nộp

    4 loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo quy định

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    05 Th5 2024

    Dù kinh doanh ngành nghề, dịch vụ nào thì sau khi được cấp mã số thuế thành lập doanh nghiệp…

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th5 2024

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp, hỗ trợ…

    tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th5 2024

    Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan đến cách tính thuế GTGT theo…

    Bài cùng tác giả
    5 điều cần lưu ý trước khi tham gia kỳ thi chứng chỉ hành nghề kế toán

    5 điều cần lưu ý trước khi tham gia kỳ thi chứng chỉ hành nghề kế toán (APC)

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th8 2023

    Chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) là thước đo quan trọng mà bạn cần phải có nếu muốn bứt…

    Hồ sơ dự thi CPA sẽ cần chuẩn bị gì

    Hồ sơ dự thi CPA cần chuẩn bị những gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    09 Th12 2023

    Để sở hữu được chứng chỉ CPA ngoài sở hữu một phương pháp ôn luyện phù hợp thì việc đầu…

    Quy trình cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh Đại lý Thuế

    Quy trình 5 bước cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh Đại lý Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    13 Th7 2023

    Đại lý Thuế là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các thủ tục…

    3 phương pháp tính Thuế XNK hoàn hảo cho Kế toán

    3 phương pháp tính Thuế XNK hoàn hảo cho Kế toán

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    27 Th2 2024

    Theo thống kê gần đây của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, cơ quan…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành