Pháp luật hợp đồng là một phần quan trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam. Hợp đồng là bản thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên, được sử dụng để quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong một giao dịch. Để đảm bảo tính công bằng và tính minh bạch trong giao dịch thương mại và cá nhân, pháp luật hợp đồng phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản. Dưới đây là một số nguyên tắc của pháp luật hợp đồng mà không phải ai cũng biết.
1. Hợp đồng là gì?
Căn cứ vào Điều 385, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khái niệm hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc hủy bỏ và chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia.
Trong thực tế đời sống, hợp đồng thường gặp phổ biến ở các quan hệ mua bán, cho tặng tài sản, trong quan hệ lao động, dịch vụ, ủy quyền, chuyển giao công nghệ…. Đây được xem là bằng chứng ghi lại những thỏa thuận của hai hoặc nhiều bên về các nội dung trong hợp đồng.
2. Khi nào cần giao kết hợp đồng?
Trước khi tìm hiểu về các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng ở trong bài viết này, trước hết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thời điểm cần giao kết hợp đồng. Thời điểm này được xác định dựa vào nhu cầu của các bên tham gia. Thông thường, khi các bên phát sinh một vấn đề nào đó trong đời sống cần thỏa thuận thì việc thành lập giao kết hợp đồng để ghi lại những thỏa thuận của các bên vào hợp đồng là điều vô cùng cần thiết.
Theo đó, các bên có thể căn cứ vào nội dung thỏa thuận ban đầu hoặc những sửa đổi, bổ sung trong hợp đồng để giải quyết tranh chấp hoặc lấy đó làm căn cứ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ quanh vấn đề thỏa thuận.
Khi có đề nghị về giao kết hợp đồng, các bên tham gia sẽ bắt đầu dự ra dự thảo hợp đồng hoặc lập hợp đồng cụ thể với đầy đủ các thông tin cần thiết về quyền và nghĩa vụ của các bên theo thỏa thuận và chịu ràng buộc về lời đề nghị này.
Nếu trong đề nghị có nêu thời hạn trả lời nhưng trong thời gian này, người đề nghị lại làm hợp đồng và giao kết với người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại nếu có thiệt hại xảy ra.
3. Các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng
Để đạt được thỏa thuận trong hợp đồng, các bên tham gia phải căn cứ vào Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015 để thực hiện tốt nguyên tắc của pháp luật hợp đồng như sau:
3.1. Nguyên tắc tự do thỏa thuận
Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự, Điều 11 Luật thương mại:
- Các bên có quyền tự do giao kết hợp đồng không trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội và các quy định của pháp luật, để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
- Trong hoạt động thương mại, các bên được tự do thỏa thuận, tự nguyện cam kết, không bên nào có quyền thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ hay ngăn cản với bất kỳ bên nào.
Sự tự do của nguyên tắc này được thể hiện ở việc các cá nhân, các tổ chức có quyền tự do lựa chọn đối tác kinh doanh, tự do thỏa thuận các điều kiện, điều khoản giao kết hợp đồng. Các thỏa thuận không dựa trên sự tự do, tự nguyện của bất kỳ bên nào đều có khả năng bị tuyên bố vô hiệu.
2. Nguyên tắc không được xâm phạm đến lợi ích của người khác
Việc có quyền tự do thỏa thuận không có nghĩa rằng là các bên được quyền thỏa thuận bất cứ điều gì xâm phạm đến lợi ích của những người không tham gia thỏa thuận hợp đồng.
Vì vậy, nguyên tắc của pháp luật hợp đồng này là để bảo vệ lợi ích công, lợi ích của người khác. Hiện nay, pháp luật có nhiều quy định có tính bắt buộc đối với các bên giao kết hợp đồng:
– Căn cứ vào Điều 301 Luật thương mại 2005, mức phạt vi phạm hợp đồng các bên có thể thỏa thuận cho từng loại vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Đảm bảo tổng mức phạt đối với tất cả các vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
– Căn cứ Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự, mức lãi suất vay trong hợp đồng vay tài sản mà không phải hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
3. Nguyên tắc trung thực và có thiện chí
Với nguyên tắc này, trong suốt quá trình từ giai đoạn trao đổi thông tin, đàm phán, giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng, các bên đều phải đảm bảo trung thực và thiện chí.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận, sau khi giao kết hợp đồng hợp pháp, các bên tham gia có nghĩa vụ phải tuân thủ những gì đã giao kết. Nếu có bên nào cảm thấy mình bị thua thiệt hay gặp bất lợi thì bên đó cũng không có quyền từ bỏ thực hiện các thỏa thuận đã giao kết trên cơ sở tự do, tự nguyện.
Việc không trung thực để hợp đồng được giao kết đều có khả năng dẫn đến trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu nếu có tranh chấp xảy ra. Bởi khi có tranh chấp, nó sẽ phụ thuộc vào việc áp dụng pháp luật và giải thích của tòa án hoặc trọng tài thương mại.
Trên đây là tất cả các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng khi thực hiện giao kết hợp đồng. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền và lợi ích của mọi bên trong một hợp đồng. Việc tuân theo và hiểu rõ những nguyên tắc này góp phần hạn chế tối đa tranh chấp và xung đột trong quan hệ hợp đồng, đồng thời đảm bảo tính công bằng và tính minh bạch trong các giao dịch thương mại và cá nhân.
Và để giúp các cá nhân, các chủ doanh nghiệp và đặc biệt những người làm về Kế toán hiểu sâu sắc hơn về hợp đồng và tìm hiểu cách áp dụng các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng trong thực tế. Visio.edu.vn đã tổ chức một khóa học Pháp luật Hợp đồng với 6 buổi học để giúp các học viên nắm vững các kiến thức pháp luật cơ bản về hợp đồng, từ đó có thể soạn thảo, kiểm tra và rà soát được các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng thuê, cho thuê,…. Đặc biệt là cách thực hành, áp dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn để giải quyết tranh chấp hợp đồng khi xảy ra tranh chấp.
Đồng hành và giảng dạy khóa học Pháp luật Hợp đồng tại VisioEdu là chuyên gia Dương Anh Dũng người có 13 năm kinh nghiệm tư vấn và đào tạo trong ngành Luật và hiện đang là Cố vấn pháp lý tại Công ty TNHH Cốc Cốc. Đến với khóa học của VisioEdu, chúng tôi cam kết truyền tải hết các kiến thức pháp luật cơ bản đến chuyên sâu, đặc biệt là các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng. Thực hành, áp dụng kiến thức vào tình huống thực được đúc rút từ kinh nghiệm nhiều năm hợp tác với các doanh nghiệp lớn, nhỏ giúp các học viên hiểu gốc rễ của mọi vấn đề.
=> Nhanh tay Đăng ký khóa học “Pháp luật Hợp đồng” để nắm vững các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng, tự tin “Cân” tất các loại hợp đồng ngay hôm nay!
=> Nhận ưu đãi 20% ngay tại đây: https://forms.gle/yUuyyaSi73a7USRaA