Giao dịch liên kết luôn là quy định khiến kế toán đâu đầu, đặc biệt khi quyết toán thuế TNDN. Hiện nay, có 3 dấu hiệu giao dịch liên kết thường gặp mà kế toán thường rất hay bỏ sót. Vậy các dấu hiệu đó là gì, làm thế nào kế toán có thể hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp liên quan đến vấn đề giao dịch liên kết? Cùng VisioEdu tìm hiểu ở bài viết sau nhé!
1. Giao dịch liên kết là gì?
Theo khoản 22 Điều 3 Luật Quản lý Thuế 2019, Giao dịch liên kết (GDLK) là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình kinh doanh và sản xuất bao gồm:
– Mua bán, mượn, cho mượn, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, thiết bị, máy móc, cung cấp dịch vụ;
– Mua bán, mượn, cho mượn, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản vô hình, tài sản hữu hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn nhân lực như: hợp tác, hợp lực khai thác sử dụng nhân lực.
– Cho vay, vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác.
– Chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết
2. 3 Dấu hiệu giao dịch liên kết thường gặp khi quyết toán thuế TNDN
Khi quyết toán thuế TNDN tới đây, doanh nghiệp cần phải lưu ý 3 dấu hiệu giao dịch liên kết thường gặp mà kế toán rất dễ bỏ qua khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đó là:
Dấu hiệu D: doanh nghiệp vay của doanh nghiệp hoặc vay của ngân hàng với số tiền vượt trên 25% vốn điều lệ và chiếm trên 50% nợ trung hạn và dài hạn
Dấu hiệu G: Doanh nghiệp có hoạt động mua bán của các doanh nghiệp có mối quan hệ gia đình như là bố mẹ vợ chồng anh chị em.
Dấu hiệu L: Doanh nghiệp vay của giám đốc hoặc giám đốc cho doanh nghiệp vay với số tiền chiếm đến từ 10% vốn điều lệ trở lại.
Nếu chúng ta vướng phải một trong các dấu hiệu này thì kế toán phải lập phụ lục về giao dịch liên kết trên hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu chúng ta quên không lập phụ lục này ngay lập tức chúng ta sẽ bị phạt từ 8 cho đến 15 triệu ngay sau khi chúng ta nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan Thuế.
>>> Xem thêm: Các trường hợp miễn kê khai giao dịch liên kết
3. Hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết – Phụ lục I
Theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì người kê khai thực hiện lập phụ lục I theo hướng dẫn với một số chỉ tiêu sau:
- Kỳ tính Thuế: Ghi thông tin tương ứng với kỳ tính Thuế của Tờ khai quyết toán Thuế TNDN. Kỳ tính Thuế được xác định theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thông tin chung của người nộp thuế: Từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] ghi thông tin tương ứng với thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Mục I. Thông tin về từng bên liên kết:
– Cột (2): Ghi đầy đủ tên của các bên liên kết:
+) Trường hợp bên liên kết là tổ chức tại Việt Nam thì sẽ ghi theo thông tin trong giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp bên liên kết là cá nhân thì thông tin được ghi theo tại thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.
+ Trường hợp bên liên kết là cá nhân hoặc tổ chức ngoài Việt Nam thì thông tin ghi theo các văn bản xác định quan hệ liên kết như: hợp đồng, giấy phép đăng ký kinh doanh, thỏa thuận giao dịch của người nộp thuế với bên liên kết.
– Cột (3): Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bên liên kết là đối tượng cư trú.
– Cột (4): Ghi mã số thuế của bên liên kết:
+) Trường hợp bên liên kết là cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam thì ghi đủ mã số thuế.
+) Trường hợp bên liên kết là cá nhân, tổ chức ngoài Việt Nam thì phải ghi đủ mã số thuế, mã định danh của người nộp thuế, nếu không có thì phải ghi rõ lý do.
– Cột (5): Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp thuế phát sinh giao dịch liên kết sẽ kê khai hình thức quan hệ liên kết bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng với các bên liên kết. Trường hợp bên liên kết thuộc nhiều hơn một hình thức quan hệ liên kết, thì người nộp thuế sẽ đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.
- Mục II. Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:
+) Trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP tại Cột (2) thì người nộp Thuế đánh dấu “x” vào ô thuộc diện miễn trừ tương ứng tại Cột (3).
+) Trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp Thuế đánh dấu vào ô tương ứng tại Cột (3) và không phải kê khai các mục III và IV Phụ lục I kèm theo Nghị định số …../2020/NĐ-CP.
+) Trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp thuế sẽ kê khai các mục III và IV theo hướng dẫn tương ứng tại các phần Đ.1 và E.
+) Trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp thuế kê khai theo hướng dẫn tương ứng tại các phần Đ.2 và E.
Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề kê khai và lập phụ lục giao dịch liên kết hãy đăng ký tham gia ngay Khóa học: Kê khai giao dịch liên kết, chuyển giá tại VisioEdu. Khóa học này sẽ giúp bạn hiểu đúng kỹ thuật kê khai, giúp các Kế toán doanh nghiệp tránh các rủi ro về Thuế.
=> Tìm hiểu và đăng ký tham gia khóa học ngay TẠI ĐÂY!