Bạn có biết, cùng một lượng Hàng tồn kho nhưng tính theo 3 cách khác nhau thì kết quả – giá trị hàng tồn kho lại cho ra 3 con số hoàn toàn khác nhau?
Điều này nghe có vẻ hơi phi lý phải không? Nhưng tin hay không tùy bạn, đó lại là sự thật!
Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là do các doanh nghiệp áp dụng các phương pháp khác nhau để tính giá trị hàng tồn kho.
Và 3 cách tính giá trị hàng tồn kho phổ biến nhất hiện nay là: phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) và phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO).
Trong bài viết này, Visio sẽ phân tích sâu cho bạn thấy sự khác biệt trong cách tính giá trị hàng tồn kho và kết quả cuối cùng của 3 phương pháp trên.
Qua đó, bạn sẽ hiểu hơn vì sao lại có sự “mâu thuẫn” trong cách tính giá trị hàng tồn kho và áp dụng phương pháp nào cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.
Hãy cùng Visio Edu khám phá ngay sau đây nhé !
1. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho bình quân gia quyền
- Định nghĩa: Đây là cách tính đơn giản và dễ áp dụng nhất. Phương pháp này hoạt động giống như cái tên của nó – lấy tổng giá trị của hàng hóa trong kho chia cho số lượng, như vậy mỗi đơn vị hàng hóa được coi là có cùng giá trị.
- Cách tính: Lấy tổng giá trị hàng tồn đầu kỳ + tổng giá trị hàng nhập kho trong kỳ – tổng giá trị hàng xuất kho trong kỳ / số lượng hàng tồn cuối kỳ
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, phản ánh được giá trị hàng hóa theo xu hướng biến động chung.
- Nhược điểm: Không phản ánh đúng giá gốc của hàng nhập kho ở các thời điểm khác nhau.
- Ví dụ minh họa phương pháp bình quân gia quyền :
Giả sử đầu kỳ công ty có 200 sản phẩm với giá mua vào là 20.000đ/1 sản phẩm.
Trong kỳ mua thêm 100 sản phẩm với giá 22.000đ/1 sản phẩm.
Trong kỳ bán ra 150 sản phẩm
- Số lượng hàng tồn kho cuối kỳ là 200 + 100 – 150 = 150 sản phẩm.
Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ = 200 sp * 20.000đ = 4.000.000đ.
Giá trị hàng nhập trong kỳ = 100 sp * 22.000đ = 2.200.000đ.
Tổng giá trị hàng tồn kho = 4.000.000đ + 2.200.000đ = 6.200.000đ.
Số lượng tồn kho cuối kỳ = 150 sản phẩm.
- Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = 6.200.000đ / 150 sản phẩm = 41.333đ /1 sản phẩm.
2. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho FIFO (First in – First out)
- Định nghĩa: Phương pháp mà hàng hóa nhập kho trước được xuất trước.
– Nghĩa là hàng nào vào kho trước thì xuất kho trước. Phương pháp này tính giá trị hàng tồn kho dựa theo thứ tự thời gian lô hàng được nhập kho.
– Lô hàng nào nhập trước thì sẽ được phép xuất trước. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ được tính theo giá trị của lô hàng nhập gần nhất còn để trong kho.
- Cách tính: Hàng xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập trước nhất còn tồn kho.
- Ưu điểm: Phù hợp với thực tế, xác định giá trị hàng tồn kho chính xác.
- Nhược điểm: Cần quản lý chi tiết lô hàng, tốn thời gian và công sức hơn.
- Ví dụ minh họa phương pháp FIFO Giả sử:
Tháng 1: Nhập 100 sản phẩm, đơn giá 50.000đ.
Tháng 2: Nhập 80 sản phẩm, đơn giá 55.000đ.
Tháng 3: Xuất ra 120 sản phẩm.
- Tháng 3 xuất trước 100 sản phẩm nhập tháng 1 với giá 50.000đ.
Tiếp đó xuất 20 sản phẩm nhập tháng 2 với giá 55.000đ.
Số lượng tồn cuối kỳ là: 80 sản phẩm (tháng 2).
- Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = 80 sản phẩm * 55.000đ = 4.400.000đ.
3. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho LIFO (Last in – First out)
- Định nghĩa: Phương pháp mà hàng hóa nhập sau thì sẽ phép được xuất trước.
– LIFO ngược với FIFO. Theo nguyên tắc của LIFO, hàng nhập vào sau sẽ được xuất ra trước. Và giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho gần nhất.
– Phương pháp này phù hợp đối với mặt hàng giá cả thay đổi nhiều hoặc xu hướng gia tăng để giảm thiểu rủi ro tổn thất.
- Cách tính: Hàng xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập sau cùng còn tồn kho.
- Ưu điểm: Giúp tính giá vốn chính xác khi giá cả thị trường có xu hướng tăng.
- Nhược điểm: Khó áp dụng với thực tế, giá trị hàng tồn kho có thể bị thổi phồng.
- Ví dụ minh họa phương pháp LIFO Giả sử:
Tháng 1: 100 sản phẩm đơn giá 60.000đ.
Tháng 2: 120 sản phẩm đơn giá 70.000đ.
Tháng 3: Xuất bán 180 sản phẩm.
- Tháng 3 xuất trước 120 sản phẩm (tháng 2) với giá 70.000đ.
Xuất tiếp 60 sp (tháng 1) với giá 60.000đ.
Số lượng tồn cuối kỳ là 40 sản phẩm nhập tháng 1.
- Giá trị hàng tồn kho = 40 sản phẩm * 60.000đ = 2.400.000đ.
Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu 3 phương pháp phổ biến được sử dụng để tính giá trị hàng tồn kho hiện nay bao gồm: phương pháp bình quân gia quyền, FIFO và LIFO. Mỗi phương pháp kể trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định của nó.
Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, ngành hàng và trình độ quản lý, doanh nghiệp có thể chọn áp dụng phương pháp phù hợp để tính toán giá trị hàng tồn kho sao cho hiệu quả và chính xác nhất.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích để áp dụng vào thực tế công việc kinh doanh của mình.
– Với vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và quản lý dòng tiền cũng như chi phí cho doanh nghiệp, kế toán viên thường xuyên phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ sự biến động của thị trường và sự thay đổi của các chính sách, đặc biệt là chính sách thuế.
– Vì vậy, việc nắm chắc kiến thức và kỹ năng về quản trị tài chính – thuế là vô cùng cấp thiết đối với mỗi kế toán viên.
Khóa học KHÓA HỌC CHỨNG CHỈ CPA do Visio Edu tổ chức sẽ là bệ phóng giúp các kế toán viên chinh phục thành công kỳ thi Nghiệp vụ Thuế và đảm đương hiệu quả công việc thực tiễn sau này.
Liên hệ ngay Hotline 0932.55.1661 – 0973.55.1661 hoặc ĐĂNG KÝ trực tuyến bằng cách điền vào biểu mẫu phía dưới dưới để được tư vấn viên hỗ trợ tận tình nhất : https://forms.gle/TWYzcvDPm7vbmroH9