Hoạt động thu hộ, chi hộ là một trong những hình thức khá phổ biến trong kinh doanh hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động thu chi hộ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh qua sàn thương mại điện tử và ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động chi hộ, thu hộ, kế toán cần suất hóa đơn với thuế suất Giá trị gia tăng (GTGT) bao nhiêu %. Cùng VisioEdu tìm hiểu kỹ hơn về xuất hóa đơn trong hoạt động thu hộ, chi hộ ở bài viết này nhé.
1. Thu hộ, chi hộ là gì?
Thu hộ, chi hộ là khoản thu chi được ủy quyền từ các tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân có ủy quyền bằng văn bản. Vì vậy, dịch vụ thu hộ, chi hộ là dịch vụ cho phép một cá nhân hoặc đơn vị đại diện ủy quyền thực hiện giao dịch chi hoặc thu các khoản tiền theo hợp đồng.
Tuy nhiên, để có thể cung cấp dịch vụ này, các đại diện cần được cấp phép hoạt động. Khi đã thoả mãn điều kiện về thu hộ, chi hộ thì hoạt động thu chi hộ có hoá đơn sẽ đảm bảo doanh thu, chi phí, quyền và nghĩa vụ thuế của người bán là không đổi.
Hoạt động thu hộ, chi hộ không những là hình thức hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp bán trực tiếp hoàn tất được các quyền lợi của mình. Mà còn là cầu nối cầu nối trao đổi thông tin, hàng hoá, thanh toán từ người mua tới người bán hàng một cách dễ dàng hơn. Đây được xem là hoạt động mang tính “tương hỗ” trong thị trường hiện nay.
2. Xuất hóa đơn thu hộ, chi hộ với thuế suất Giá trị gia tăng (GTGT) bao nhiêu %
Tiếp theo, VisioEdu sẽ giúp bạn làm rõ thuế suất Giá trị gia tăng (GTGT) trong hoạt động thu hộ, chi hộ là bao nhiêu nhé.
Các quy định ứng xử trong thu hộ, chi hộ đã được quy định rõ trong các văn bản liên quan về thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiệp, hóa đơn. Nhưng có lẽ, nhiều doanh nghiệp vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình hoạt động của mình.
Câu hỏi VisioEdu sắp nêu dưới đây được trích dẫn từ tình huống của độc giả trong chuyên mục hỏi đáp trên trang web của Bộ Tài chính. Chúng ta cùng nhau xem xét tình huống này để làm rõ hơn về quy định trong hoạt động thu hộ, chi hộ nhé.
2.1 Trích dẫn hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế suất của hóa đơn thu hộ, chi hộ
“Câu hỏi được trích dẫn trên website của Bộ Tài chính:
Công ty tôi ở Hà Nội và Công ty A ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng thuộc tập đoàn ký 1 thỏa thuận chi hộ. Theo đó, Công ty A thay mặt Công ty tôi ký kết hợp đồng và thanh toán cho các bên tư vấn về các khoản phí dịch vụ phát sinh trong giai đoạn tiền xây dựng dự án. Sau khi hoàn thành dịch vụ và bàn giao, các bên tư vấn đã xuất hóa đơn cho Công ty A, và Công ty A đã thực hiện chuyển khoản thanh toán thay cho Công ty tôi tất cả các khoản phí dịch vụ này.
Cho tôi hỏi, Công ty A xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT) lại cho Công ty tôi với các mức thuế suất như trong các trường hợp dưới đây là đúng hay sai? Nếu sai thì phải xuất hóa đơn với mức thuế suất như thế nào cho đúng?
TH1: Tháng 1 và tháng 2/2022, bên tư vấn B có trụ sở tại Singapore xuất 2 hóa đơn không có thuế, lần lượt cho tiền phí tư vấn thiết kế kiến trúc đợt 1 và đợt 2 cho Công ty A. Công ty A đã thanh toán chuyển khoản cho bên tư vấn B và thực hiện nộp thuế nhà thầu nước ngoài thay công ty tôi. Tháng 3/2022, Công ty A xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT) lại cho Công ty tôi cả tiền phí tư vấn thiết kế đợt 1, đợt 2 và thuế nhà thầu nước ngoài với thuế suất 0%.
TH2: Tháng 1/2022, bên tư vấn C có trụ sở ở Việt Nam xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT) thuế suất 10%, tiền phí tư vấn dự án cho Công ty A. Tháng 3/2022, Công ty A xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT) lại cho Công ty tôi tiền phí tư vấn dự án với thuế suất 10%.
TH3: Tháng 2/2022, bên tư vấn D có trụ sở ở Việt Nam xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT) thuế suất 8%, tiền phí tư vấn thương hiệu cho Công ty A. Tháng 3/2022, Công ty A xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT) lại cho Công ty tôi tiền phí tư vấn thương hiệu với thuế suất 8%.
Trích dẫn câu trả lời của Bộ Tài chính:
… trường hợp Công ty A thay mặt Công ty của Độc giả ký kết hợp đồng thanh toán các khoản phí dịch vụ phát sinh theo đúng quy định pháp luật là các khoản thu hộ, chi hộ và trường hợp nhà cung cấp lập hóa đơn, ghi tên và mã số thuế của Công ty Độc giả thì khi thu lại số tiền chi hộ, Công ty A không phải xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT), không phải kê khai, nộp thuế với các khoản thu hộ, chi hộ mà chỉ lập chứng từ thu, chi theo quy định tại Điểm d Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính; trường hợp nhà cung cấp đã lập hóa đơn ghi tên, mã số thuế của Công ty A thì khi thu lại tiền, Công ty A phải lập hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT), tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định.
Về thuế suất thuế Giá trị gia tăng (GTGT), đề nghị Công ty căn cứ hợp đồng dịch vụ thực tế phát sinh để xác định mức thuế suất thuế Giá trị gia tăng (GTGT) theo hướng dẫn tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2015 và Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.”
2.2 Phân tích sự giống và khác nhau giữa hoạt động thu hộ, chi hộ và bán hàng qua đại lý hưởng hoa hồng
Để bạn dễ hiểu hơn, VisioEdu xin được phân tích kỹ hơn câu trả lời của Bộ Tài chính bên trên.
Từ câu trả lời trên của Bộ Tài chính ta có thể hiểu khi phát sinh hoạt động thu/chi hộ thì nhà bán hàng có thể xuất hoá đơn cho hai đối tượng, một là người mua hàng, hai là người trung gian (đứng ra thu/chi hộ), việc xuất hoá đơn cho đối tượng nào trong hai trường hợp trên cũng sẽ ảnh hưởng tới nghĩa vụ của người trung gian là khác nhau:
- Trường hợp 1 – Người bán xuất hoá đơn cho người mua: Lúc này người đứng ra thu/chi hộ sẽ chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán, không cần lập hoá đơn trong quá trình này mà chỉ cần sử dụng phiếu thu/chi để ghi nhận.
- Trường hợp 2 – Người bán xuất hoá đơn cho đơn vị trung gian đứng ra thu/chi hộ: Lúc này người trung gian sẽ nhận hoá đơn trực tiếp từ người bán, và xuất hoá đơn Giá trị gia tăng (GTGT) cho người mua.
Từ kỳ kê khai năm 2015 theo Thông tư 26/2015/TT-BTC người nộp thuế chỉ phải nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế không phải tổng hợp trên bảng kê phụ lục 01-1/GTGT, và 01-2/GTGT. Người nộp thuế phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các chứng từ mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật kế toán và Luật thuế để xác định chính xác số thuế và xuất trình đầy đủ khi cơ quan thuế thực hiện công tác thanh, kiểm tra. Điều này có thể hiểu là trong trường hợp bên trung gian nhận thu/chi hộ, nếu sử dụng phiếu thu/chi để ghi nhận cho khách hàng thì sẽ không kê trên tờ khai thuế hàng kỳ. Trong trường hợp khi xuất hóa đơn mang tên đơn vị chi hộ thì đơn vị chi hộ bắt buộc phải kê khai thuế.
Các quyền và nghĩa vụ liên quan của đơn vị trung gian có phần giống với hình thức bán hàng trực tiếp, hay bán hàng qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa các hình thức này?
Cùng VisioEdu phân tích sự giống và khác nhau giữa các hình thức Thu/chi hộ và mua bán hàng trực tiếp, bán hàng qua đại lý hưởng hoa hồng qua bảng phân tích dưới đây:
Thông tin |
Thu/chi hộ |
Mua, bán hàng trực tiếp | Bán hàng qua đại lý hưởng hoa hồng | |
Xuất hoá đơn |
Không xuất hoá đơn |
|||
Nghĩa vụ trong mất mát của hàng hoá | Không có trách nhiệm | Không có trách nhiệm | Chịu trách nhiệm về hàng hoá | Chịu trách nhiệm về hàng hoá |
Thoả thuận hợp đồng | Phải có hợp đồng thoả thuận 3 bên nêu rõ trách nhiệm về thu/chi | Phải có hợp đồng thoả thuận 3 bên nêu rõ trách nhiệm về thu/chi | Hợp đồng trực tiếp với người mua | Hợp đồng trực tiếp với người mua |
Phí/hoa hồng | Có nhận phí | Có nhận phí | Hưởng chênh lệch | Hưởng hoa hồng |
Hoá đơn | Có nhận hoá đơn từ người bán | Không nhận hoá đơn từ người bán | Có hoá đơn từ bên NCC | Có hoá đơn từ NCC (bên giao đại lý) |
Nghĩa vụ kê khai Thuế | Có kê khai thuế | Không kê khai | Có kê khai thuế | Không kê khai |
Doanh thu | Không ghi nhận doanh thu | Không ghi nhận doanh thu | Ghi nhận doanh thu | Không ghi nhận doanh thu |
Đối với các trường hợp trên đều có thể nhận được một khoản lợi ích bằng tiền nhưng cách ghi nhận và nghĩa vụ của các bên liên quan lại không giống nhau. Vậy nên cần làm rõ về bản chất của các hoạt động để xác định đúng về các quyền và nghĩa vụ liên quan khi ghi nhận, tránh những sai lệch về nghĩa vụ của doanh nghiệp.
2.3 Thuế suất Giá trị gia tăng (GTGT) của hóa đơn thu hộ, chi hộ khi mua dịch vụ ở nước ngoài
Điểm nhận diện cơ bản của hình thức thu hộ, chi hộ là khoản thu chi được ủy quyền bằng văn bản từ các tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân. Nội dung ủy quyền sẽ nêu rõ đối tượng, phạm vi và mức giá trị được thực hiện thu/chi giữa các bên. Vì vậy, dịch vụ thu hộ chi hộ là dịch vụ cho phép một cá nhân hoặc đơn vị đại diện ủy quyền thực hiện giao dịch chi hoặc thu các khoản tiền theo hợp đồng. Vậy thuế suất Giá trị gia tăng (GTGT) của hóa đơn thu hộ, chi hộ khi mua dịch vụ ở nước ngoài là bao nhiêu? Cùng VisioEdu tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.
Trong trường hợp đơn vị thực hiện theo ủy quyền có xuất hóa đơn cũng không cần phải tuân thủ quy định về thuế suất theo Nghị định 123 mà chỉ phụ thuộc vào hóa đơn đối soát và thanh toán tiền giữa hai bên.
Cụ thể:
Đối với tình huống 1 của câu hỏi:
Khi phát sinh hoạt động mua dịch vụ ở nước ngoài, bên A (đơn vị trung gian chi hộ) đã nhận được hoá đơn với thuế suất 0% với phí dịch vụ thì sẽ xuất hoá đơn cho bên mua với tổng chi phí và thuế suất 0%. Đối với thuế nhà thầu, do có thuế Giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ nên sẽ xuất hoá đơn theo thuế suất “xxx” và ghi nhận thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đã nộp thay của thuế nhà thầu đủ điều kiện khấu trừ vào mục này. Bên mua nhận hoá đơn này vẫn được khấu trừ theo hướng dẫn của Công văn 6142/BTC-CST ngày 09 tháng 05 năm 2016. Trong trường hợp cụ thể của câu hỏi, do dịch vụ cung cấp từ nước ngoài nên không thuộc đối tượng chịu thuế tại Việt Nam, thuế nhà thầu trong trường hợp này sẽ chỉ chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Đối với tình huống 2 và 3 của câu hỏi:
Do đảm bảo tính chất thu/chi hộ mà không làm thay đổi doanh thu, chi phí, quyền và nghĩa vụ về thuế của bên bán nên khi nhận hoá đơn thuế suất bao nhiêu thì sẽ xuất theo thuế suất đó mà không quan tâm tới thời điểm thay đổi thuế suất. Vậy nên việc xuất hoá đơn cho 2 tình huống này là đúng.
Trên đây là một số phân tích của VisioEdu về thuế suất Giá trị gia tăng (GTGT) đối với hóa đơn trong hoạt động thu hộ, chi hộ. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể xác định chính xác thuế suất trên hóa đơn thu hộ, chi hộ của doanh nghiệp mình.
Có thể bạn cũng quan tâm:
>>> Ngày thông quan và ngày xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT) có là một