Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam dần chuyển sang áp dụng Chuẩn mực IFRS để lập Báo cáo Tài chính. Tuy nhiên, tỷ lệ kế toán hiểu và áp dụng đúng Chuẩn mực IFRS này khi lập Báo cáo Tài chính chưa nhiều. Vì thế, VisioEdu sẽ phân tích cho bạn hiểu rõ hơn về Chuẩn mực IFRS và các vấn đề liên quan ngay tại bài viết này.
1. Chuẩn mực IFRS là gì?
Chuẩn mực IFRS là Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế gồm các chuẩn mực kế toán được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board – IASB) với mục tiêu đặt ra các quy tắc chung để Báo cáo Tài chính có thể thống nhất, minh bạch và dễ dàng so sánh trên toàn thế giới. Có thể nói đây là hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập Báo cáo Tài chính. Đến nay, Chuẩn mực IFRS đã trở thành ngôn ngữ kế toán chung phổ biến nhất trên toàn cầu.
Chuẩn mực IFRS xác định cách các công ty duy trì và báo cáo tài khoản của họ, xác định các loại giao dịch và sự kiện khác có tác động đến tài chính. Các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) được thành lập để tạo ra ngôn ngữ kế toán chung, để các doanh nghiệp và Báo cáo Tài chính của họ có thể thống nhất và đáng tin cậy từ công ty này sang công ty khác, quốc gia này sang quốc gia khác.
Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới, các quốc gia nên ưu tiên chấp nhận Chuẩn mực IFRS hơn là xây dựng các thông lệ kế toán theo điều kiện của từng nước. Bởi các chuẩn mực này được quốc tế chấp nhận rộng rãi và được vận dụng linh hoạt trong việc hợp nhất những thông lệ tốt nhất trên thế giới. Những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã chấp nhận Chuẩn mực IFRS. Và dựa theo nội dung làm cơ sở cho việc trình bày các Báo cáo Tài chính được đệ trình của những khách hàng sử dụng các khoản vay và tín dụng của Ngân hàng này.
Vì thế, VisioEdu đã tiên phong trong quá trình đào tạo, hướng dẫn kế toán làm quen với Chuẩn mực IFRS và áp dụng thành thạo chuẩn mực này để lập Báo cáo Tài chính cho doanh nghiệp ngay tại Workshop #2: Chuẩn mực IFRS 16. Xem thêm thông tin về chương trình và đăng ký ngay tại: https://visio.edu.vn/workshop/
2. Tầm quan trọng của Chuẩn mực IFRS đối với doanh nghiệp
Trước khi nói sâu hơn về Chuẩn mực IFRS, VisioEdu muốn bạn nắm rõ tầm quan trọng của chuẩn mực này đối với doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Các chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế – Chuẩn mực IFRS có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế, bởi:
- Tạo ra ngôn ngữ kế toán chung mang tầm cỡ quốc tế để kế toán có thể lập, trình bày Báo cáo Tài chính một cách thống nhất, đáng tin cậy trên toàn thế giới;
- Giúp mọi doanh nghiệp, tổ chức, nhà đầu tư, kiểm toán viên và kế toán viên trên thế giới có thể hiểu, sử dụng và có cái nhìn toàn cảnh về tài chính doanh nghiệp, tổ chức;
- Giúp phản ánh hợp lý hơn giá trị của tổ chức và doanh nghiệp so với chuẩn mực kế toán riêng của mỗi quốc gia như Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) của Việt Nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế cũ như IAS (1973 – 2000);
- Tiết kiệm chi phí chuyển đổi Báo cáo Tài chính cho các công ty, doanh nghiệp có chi nhánh ở nhiều quốc gia. Nhờ việc tuân thủ theo các chuẩn mực của IFRS, tổ chức và doanh nghiệp có thể đơn giản hóa được các thủ tục kế toán bằng một loại ngôn ngữ chung.
- Có nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu bắt buộc hoặc dự kiến chuyển sang chuẩn mực quốc tế IFRS. Năm 2016, có tới hơn 100 quốc gia yêu cầu áp dụng hoặc cho phép sử dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS). Theo tài liệu của Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), đến nay đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93% các nước được IASB khảo sát) cho phép áp dụng IFRS dưới các hình thức khác nhau. Phần lớn trong 22 quốc gia còn lại đang trong lộ trình triển khai hoặc đã cho phép áp dụng IFRS.
- Theo xu hướng, đến năm 2025, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ phải buộc chuyển đổi sang áp dụng Chuẩn mực IFRS.
Trước tầm quan trọng này, không chỉ kế toán viên và kiểm toán viên làm việc tại các công ty đa quốc gia cần phải hiểu IFRS là gì mà tất cả những người muốn làm việc tại lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế tại Việt Nam đều cần nắm được Chuẩn mực IFRS để bắt kịp xu hướng chuyển đổi từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS theo Bộ Tài Chính.
Sắp tới, VisioEdu có tổ chức Workshop #2 giúp bạn hiểu rõ hơn về Chuẩn mực IFRS 16, tham gia ngay tại: https://visio.edu.vn/workshop/
3. Lộ trình áp dụng Chuẩn mực kế toán Quốc tế IFRS tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đã có lộ trình áp dụng Chuẩn mực IFRS. VisioEdu sẽ giúp bạn nắm rõ ngay lộ trình này ở phần dưới đây.
Theo “Đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam” do Bộ Tài chính soạn thảo và trình Thủ tướng phê duyệt căn cứ theo Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Lộ trình áp dụng Chuẩn mực IFRS tại Việt Nam gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị: từ năm 2019 đến hết năm 2021
- Giai đoạn áp dụng tự nguyện: từ năm 2022 đến hết năm 2025
- Giai đoạn bắt buộc áp dụng: từ sau năm 2025
Giai đoạn 1 – Giai đoạn chuẩn bị: Từ năm 2019 đến năm 2021
Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai thực hiện Đề án. Nhằm đảm bảo hỗ trợ các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng IFRS từ năm 2022, như: công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các hướng dẫn áp dụng IFRS…
Giai đoạn 2 – Giai đoạn thử nghiệm: Từ năm 2022 đến năm 2025
Bộ Tài chính lựa chọn 1 số doanh nghiệp (công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết) để lập Báo cáo Tài chính hợp nhất theo IFRS. Doanh nghiệp FDI được phép tự nguyện áp dụng IFRS cho Báo cáo Tài chính riêng. Khi doanh nghiệp FDI đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với Cơ quan Thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Giai đoạn 3 – Giai đoạn bắt buộc áp dụng IFRS: Từ sau năm 2025
Các công ty bắt buộc phải lập Báo cáo Tài chính hợp nhất theo IFRS bao gồm:
- Tất cả các công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước;
- Tất cả các công ty niêm yết;
- Tất cả các công ty đại chúng có quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết.
Các doanh nghiệp khác là công ty mẹ có quyền tự nguyện lập Báo cáo Tài chính hợp nhất theo IFRS. Doanh nghiệp cũng được tự nguyện lập Báo cáo Tài chính riêng theo IFRS. Khi doanh nghiệp đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với Cơ quan Thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Do đó, ngay trong năm 2022 này, đã có nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng Chuẩn mực IFRS để lập Báo cáo Tài chính năm 2022. Vì thế, VisioEdu khuyên bạn, để không bị bỏ lại phía sau, bạn hay mau chóng cập nhật kiến thức về Chuẩn mực IFRS nhé!
4. Lợi ích của việc áp dụng Chuẩn mực IFRS tại Việt Nam
Chuẩn mực IFRS hiện đã dần phổ biến mang lại nhiều lợi ích cho người làm Kế toán – Tài chính nói riêng cũng như doanh nghiệp Việt Nam nói chung. VisioEdu xin được đưa ra một số ưu điểm nổi bật của Chuẩn mực IFRS như sau:
-
Là “ngôn ngữ” chung toàn cầu cho kế toán và doanh nghiệp
Trong bối cảnh kế toán được xem là một ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu. Việc cho phép áp dụng Chuẩn mực IFRS sẽ giúp các Cơ quan quản lý nhà nước cũng như các chủ sở hữu, nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có công cụ đánh giá và so sánh thông tin tài chính giữa các đơn vị theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung. Từ đó, có thể đưa ra các quyết định kinh tế một cách phù hợp.
-
Dễ dàng tạo dựng khuôn khổ pháp lý theo chuẩn quốc tế
Việc áp dụng Chuẩn mực IFRS sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện niêm yết trên thị trường quốc tế. Hoặc nhận được các khoản vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, …). Thấu hiểu Chuẩn mực IFRS là gì sẽ giúp Cơ quan quản lý dễ dàng đánh giá Báo cáo Tài chính một cách chính xác. Từ đó sẽ tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho việc kế toán nhiều loại công cụ tài chính, tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý.
-
Nâng cao tính minh bạch và trung thực của Báo cáo Tài chính
Thấu hiểu Chuẩn mực IFRS là gì và áp dụng Chuẩn mực IFRS sẽ nâng cao tính minh bạch và trung thực của Báo cáo Tài chính. Qua đó, giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Do Chuẩn mực IFRS yêu cầu các khoản mục của Báo cáo Tài chính phải được ghi nhận và trình bày theo bản chất hơn là hình thức. Từ đây, tác động của hình thức giao dịch đến phương pháp kế toán được giảm thiểu. Hỗ trợ làm tăng khả năng so sánh giữa Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp tại Việt Nam với các doanh nghiệp khác trong khu vực và thế giới.
Chuẩn mực IFRS yêu cầu trình bày và thuyết minh chi tiết về những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải như: rủi ro kinh doanh, rủi ro tín dụng, rủi ro chính sách… nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho các nhà đầu tư, chủ nợ khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Chuẩn mực IFRS cũng yêu cầu áp dụng nhiều mô hình tài chính để xác định giá trị tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, giá trị có thể thu hồi, giá trị sử dụng, giá trị thời gian, giá trị nội tại…
Vì vậy, thông tin tài chính được cung cấp trên nền tảng Chuẩn mực IFRS sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam đánh giá được tình hình tài chính tại thời điểm báo cáo. Đồng thời, cũng giúp ban giám đốc có được những thông tin phục vụ tốt hơn cho việc dự báo kết quả hoạt động và dòng tiền trong tương lai. Từ đó có căn cứ và công cụ để thực hiện công tác quản trị, điều hành phù hợp với tình hình thực tiễn.
Nhìn chung, VisioEdu nhận thấy, khi áp dụng Chuẩn mực IFRS, các doanh nghiệp nói chung sẽ phát sinh một số chi phí đầu tư ban đầu phục vụ cho việc đào tạo lại nguồn nhân lực. Đồng thời, cũng thay đổi hệ thống thông tin, phần mềm kế toán. Mặc dù, các chi phí đầu tư ban đầu là tương đối lớn. Nhưng xét về lâu dài thì những lợi ích từ việc minh bạch hóa thông tin, thu hút nhà đầu tư không những sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn các chi phí ban đầu mà còn giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững.
5. Chuẩn bị điều kiện chuyển đổi từ VAS sang IFRS
Để hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp và đặc biệt là đội ngũ nhân lực tại Việt Nam cần có những thay đổi vượt bậc để không bị bỏ lại phía sau. Dưới đây là một số lời khuyên từ VisioEdu dành cho doanh nghiệp và cá nhân để chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho sự chuyển đổi từ VAS sang IFRS.
– Đối với doanh nghiệp
Để áp dụng Chuẩn mực IFRS tại VN. Sau khi hiểu rõ Chuẩn mực IFRS là gì thì cần rà soát, kiểm tra và thiết lập lại hệ thống, quy trình cũng như hạ tầng của doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thực của Báo cáo Tài chính, đồng thời đáp ứng các quy định của Chuẩn mực IFRS. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần rà soát lực lượng nhân sự về kế toán, tài chính cũng như quản lý để có được kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo kiến thức nghiệp vụ kế toán phù hợp với tình hình mới.
-
Đối với cá nhân đã, đang và sẽ làm việc tại lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế tại Việt Nam
Nhằm chuẩn bị kiến thức cần thiết cho công việc và thăng tiến trong sự nghiệp. IFRS sẽ rất cần thiết đối với nhân sự làm công tác kế toán. Đặc biệt, tại các tập đoàn đa quốc gia, công ty kiểm toán. Người lựa chọn học tập các chứng chỉ quốc tế. Ví dụ như chứng chỉ CertIFR hay văn bằng Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA).
Đội ngũ nhân sự làm công tác kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế tại Việt Nam, ngay bây giờ cần chủ động học hỏi và tích lũy kiến thức về IFRS. Thông qua tài liệu của Bộ Tài chính, IFRS, các trung tâm đào tạo, hiệp hội ngành nghề uy tín. Bạn cũng cần nắm được sự khác biệt giữa VAS và IFRS. Để từ đó có thể áp dụng đúng và chính xác. Hiểu được những thay đổi trong kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Để giúp các bạn Kế – Kiểm – Tài chính đón đầu xu hướng, VisioEdu tổ chức Workshop #2 – Chuẩn mực IFRS 16 nhằm:
- Cung cấp toàn bộ tài liệu quan trọng liên quan đến Chuẩn mực IFRS 16
- Hiểu trọn vẹn định nghĩa thuê tài sản, kế toán các thoả thuận bán và thuê lại,…
- Nắm rõ điểm giống và khác nhau giữa Chuẩn mực IFRS 16 và chuẩn mực VAS hiện hành
- Cập nhật nhanh những thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, rủi ro thường gặp khi làm Báo cáo Tài chính và Quyết toán Thuế.
- Giải đáp mọi vướng mắc về Chuẩn mực IFRS 16 và các vấn đề liên quan đến thuế, sai phạm trên Báo cáo Tài chính đối với từng loại hình doanh nghiệp.
ĐẶC BIỆT, tại Workshop kế toán hoàn toàn có thể tìm được cơ hội phát triển bản thân với mạng lưới 10.000 kế toán, kiểm toán viên tiềm năng trên khắp cả nước.
👉 Tham gia ngay tại: https://visio.edu.vn/workshop/