Quy định mới về áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế theo Thông tư 31

Ngày 17/5/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế. Việc ban hành Thông tư nhằm áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế, thông lệ quốc tế, cũng như để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế. Vậy theo quy định tại Thông tư 31, việc áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế có gì mới? Cùng VisioEdu tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Quy định mới về áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế theo Thông tư 31

1. Thông tư 31 quy định bao quát, toàn diện

Thông tư 31 quy định cụ thể việc phân loại người nộp thuế theo hành vi để áp dụng các biện pháp kiểm soát, xử lý tương ứng, giúp cơ quan quản lý phân bổ nguồn lực hợp lý, không dàn trải, giảm áp lực khối lượng công việc, chỉ tập trung nguồn lực cho người nộp thuế không tuân thủ và lĩnh vực rủi ro. 

Đồng thời, Thông tư 31 quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan Thuế các cấp và các cơ quan, đơn vị, các tổ chức khác, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp thực hiện các quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc đưa cơ chế áp dụng quản lý rủi ro vào Quản lý Thuế một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách của Chính phủ và Bộ Tài chính.

Việc áp dụng quản lý rủi ro xuyên suốt trong các chức năng, nghiệp vụ Quản lý Thuế từ đăng ký thuế; khai thuế; nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hoàn thuế; kiểm tra; thanh tra thuế; quản lý hóa đơn, chứng từ và các chức năng, nghiệp vụ Quản lý Thuế khác. Do đó, VisioEdu nhận định Thông tư 31 khá bao quát và toàn diện. Thông tư 31 khuyến khích, tạo điều kiện để người nộp thuế tự giác chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thuế và Quản lý Thuế, đồng thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận. vi phạm Pháp luật Thuế và Quản lý Thuế, tạo sự cân bằng giữa tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế với việc kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ thuế.

Bên cạnh đó, Thông tư 31 còn tạo môi trường minh bạch, bình đẳng trên cơ sở tuân thủ pháp luật, giúp người nộp thuế chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật Thuế, không mắc sai phạm để hạn chế bị thanh tra, kiểm tra từ Cơ quan Thuế; tăng cường hiệu quả của công tác Quản lý Thuế, giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, giảm thiểu vai trò can thiệp của cán bộ thuế vào công tác quản lý, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

2. Áp dụng quản lý rủi ro theo Thông tư số 31/2021/TT-BTC có gì mới, khác với quy trình cũ?

Việc áp dụng quản lý rủi ro tại Thông tư 31 có một số điểm mới lớn so với các quy định trước đây tại Thông tư số 204/2015/TT-BTC. Để bạn nắm rõ hơn Thông tư 31, VisioEdu sẽ phân tích chi tiết về các tiêu chí đánh giá tuân thủ Pháp luật Thuế đang được sử dụng.

+) Các tiêu chí, chỉ số đánh giá tuân thủ Pháp luật Thuế

Trước đây bộ tiêu chí đánh giá rủi ro trong Quản lý Thuế thuộc danh mục văn bản mật của Bộ Tài chính. Nhưng hiện tại, theo quy định mới tại Thông tư 31, bộ chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong Quản lý Thuế không còn thuộc văn bản mật nữa. Do đó, Thông tư 31 quy định công khai các tiêu chí đánh giá tuân thủ Pháp luật Thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế.

Không những thế, Thông tư còn hướng dẫn cụ thể việc triển khai các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ về quản lý rủi ro từ việc thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thuế; xây dựng, áp dụng các Bộ tiêu chí, chỉ số quản lý rủi ro theo từng chức năng Quản lý Thuế; đánh giá mức độ tuân thủ Pháp luật Thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế; kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm Pháp luật Thuế; ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ Quản lý Thuế để phân loại mức độ rủi ro, đo lường, đánh giá tuân thủ từ đó xác định hình thức, mức độ quản lý tuân thủ, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra.

Quy định này nhằm mục tiêu nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đánh giá người nộp thuế, đồng thời cũng để người nộp thuế tự so chiếu các tiêu chí đánh giá để hoàn thiện, từ đó nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.

Cùng VisioEdu tìm hiểu thêm về công tác đánh giá rủi ro của Cơ quan Thuế nhé! 

Công tác đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ thuế và rủi ro của người nộp thuế theo Thông tư 31 được thực hiện tự động, theo một hoặc kết hợp (cho điểm, máy học, xếp hạng theo danh mục) giúp cho việc đánh giá linh hoạt, tăng độ chính xác. Ngoài ra, Thông tư 31 còn quy định cụ thể việc đánh giá phải dựa trên phân khúc người nộp thuế để đảm bảo người nộp thuế có đặc điểm đồng nhất (địa bàn, quy mô, loại hình, …) được đánh giá theo các nhóm tiêu chí và thước đo, quản lý thích hợp.

Dựa trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ tuân thủ thuế và phân loại rủi ro của người nộp thuế, cơ quan thuế xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra Thuế tại doanh nghiệp phù hợp phù hợp với nguồn lực của cơ quan Thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.

+) Doanh nghiệp có biết họ chịu sự quản lý rủi ro về Thuế như thế nào không?

Thông tư 31 công khai các tiêu chí và chỉ số đánh giá tuân thủ Pháp luật Thuế. Do đó, người nộp thuế là doanh nghiệp có thể tham khảo các tiêu chí đánh giá tuân thủ thuế, mức độ rủi ro của người nộp thuế tại Thông tư 31 (tại Phụ lục I, II, III) và các quy định khác có liên quan. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình tìm hiểu để biết sự quản lý rủi ro về Thuế đối với chính doanh nghiệp đó như thế nào. 

Các biện pháp Quản lý Thuế đối với mức độ tuân thủ pháp luật về thuế, mức độ rủi ro được công khai, do đó người nộp thuế dễ dàng nắm bắt, tự đánh giá mức độ tuân thủ Pháp luật Thuế, mức độ rủi ro của doanh nghiệp mình và điều chỉnh hành vi, tránh sai sót.

3. Các mức độ tuân thủ Pháp luật Thuế, rủi ro người nộp thuế

Liên quan đến phân loại rủi ro để áp dụng các biện pháp Quản lý Thuế phù hợp, Thông tư 31 hướng dẫn phân tích rủi ro dựa vào việc: đánh giá mức độ tuân thủ Pháp luật Thuế, phân loại rủi ro người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro NNT trong các nghiệp vụ Quản lý Thuế. Căn cứ kết quả đánh giá mức độ tuân thủ và mức độ rủi ro này của người nộp thuế để đánh giá và phân loại mức độ rủi ro tổng thể về người nộp thuế. Từ đó cơ quan thuế có biện pháp Quản lý Thuế phù hợp. Vậy các mức độ tuân thủ Pháp luật Thuế gồm những nhóm tiêu chí nào, cùng VisioEdu tìm hiểu ở phần tiếp theo trong bài viết này nhé! 

Các mức độ tuân thủ Pháp luật Thuế được chia theo các nhóm tiêu chí sau:

Thứ nhất, nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ Pháp luật Thuế: chủ yếu dựa trên việc phân tích về tính tuân thủ khi kê khai hồ sơ khai thuế, nộp thuế có đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn hay không.

Thứ hai, nhóm tiêu chí phân loại rủi ro người nộp thuế: cơ bản dựa trên việc đánh giá tổng thể các thông tin chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.

Thứ ba, nhóm tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế theo các nghiệp vụ Quản lý Thuế: là nhóm các tiêu chí được đưa ra phù hợp với từng yêu cầu nghiệp vụ Quản lý Thuế theo từng địa bàn, từng thời kỳ khác nhau. 

Theo đó, mức độ tuân thủ Pháp luật Thuế được quy định gồm 4 mức độ, gồm: 

  • Mức 1: Tuân thủ cao; 
  • Mức 2: Tuân thủ trung bình; 
  • Mức 3: Tuân thủ thấp; 
  • Mức 4: Không tuân thủ.

Căn cứ phân định mức độ tuân thủ Pháp luật Thuế được Tổng cục Thuế nghiên cứu và tham khảo theo tài liệu của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) với mô hình tam giác tuân thủ có 4 tầng tương ứng 4 mức độ tuân thủ. Đây là mô hình đã được áp dụng khá lâu ở cơ quan thuế của nhiều quốc gia và đến nay chưa có nhân tố nào khác làm thay đổi kết cấu của mô hình này. Vì vậy, thông tư đã tiếp cận toàn diện theo mô hình này thay vì 3 mức quy định tại Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế.

+) Đối với việc phân loại rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp

Theo thông tư 31, đối với người nộp thuế là doanh nghiệp, việc phân loại rủi ro được chia theo 5 hạng sau: 

  • Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất thấp; 
  • Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp; 
  • Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình; 
  • Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao; 
  • Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao.

Điểm khác biệt tại Thông tư 31 so với quy định trước đây là loại bỏ “Hạng 6. Người nộp thuế thành lập dưới 12 tháng” quy định tại Thông tư số 204. Đối với quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế sẽ được áp dụng đối với từng nghiệp vụ Quản lý Thuế, cụ thể các biện pháp quản lý Thuế đối với từng doanh nghiệp được áp dụng tương ứng với mức độ rủi ro, nhằm hướng tới nâng cao hiệu lực hiệu quả Quản lý Thuế và tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.

4. Về mức độ tuân thủ, doanh nghiệp sẽ có những nhiệm vụ hoặc quyền gì?

Tiếp theo, VisioEdu chia sẻ với bạn về nhiệm vụ và quyền lợi của doanh nghiệp liên quan đến mức độ tuân thủ các quy định Quản lý Thuế. 

Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn các thông tin trong hồ sơ thuế, các thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế để đảm bảo kết quả đánh giá tuân thủ và phân loại rủi ro là chính xác. Từ đó, người nộp thuế có thể áp dụng các biện pháp Quản lý Thuế phù hợp, phù hợp với bản chất hành vi tuân thủ của người nộp thuế như:

  • Những người nộp thuế có tính tuân thủ cao sẽ được xem xét và lựa chọn để tuyên dương.
  • Đối với người nộp thuế cần nâng cao tính tuân thủ, cơ quan thuế sẽ tăng cường các biện pháp hỗ trợ để người nộp thuế nâng cao tính tuân thủ, từ đó giảm bớt công tác thanh tra, kiểm tra thuế từ cơ quan thuế.

Ngoài ra, từ việc nghiên cứu tình hình tuân thủ của người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ phân tích, xác định những nội dung cần sửa đổi chính sách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, triển khai các biện pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin để việc chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế được thuận lợi, tiết kiệm cả thời gian và chi phí tuân thủ.

Trên đây là những quy định mới về áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế theo Thông tư 31 mà VisioEdu muốn chia sẻ với bạn. 

Ngoài ra, khi thanh tra, kiểm tra Thuế tại doanh nghiệp, Cơ quan Thuế thường dựa vào Bộ 24 chỉ tiêu để đánh giá rủi ro về Thuế của doanh nghiệp trên Báo cáo Tài chính. 

>>> Tìm hiểu thêm về bộ 24 chỉ tiêu đánh giá rủi ro Báo cáo Tài chính tại đây!

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    bậc thuế thu nhập cá nhân

    7 bậc thuế thu nhập cá nhân mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th4 2024

    Việc hiểu rõ về các bậc thuế thu nhập cá nhân góp phần giảm thiểu rủi ro vi phạm pháp…

    Có nên tham gia khóa học ôn thi đại lý thuế hay không

    Có nên tham gia khóa học ôn thi đại lý thuế hay không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    15 Th4 2024

    Chứng chỉ Đại lý Thuế là một trong những chứng chỉ có vai trò quan trọng với kế toán. Nó…

    Chứng chỉ đại lý thuế có thời hạn bao lâu

    Chứng chỉ đại lý thuế có thời hạn bao lâu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th4 2024

    Chứng chỉ Đại lý Thuế có thời hạn bao lâu là một trong những câu hỏi băn khoăn của rất…

    Chuẩn mực kế toán Việt Nam

    26 chuẩn mực kế toán Việt Nam mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th4 2024

    Hiện nay, chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 26 chuẩn mực được Bộ tài chính chia làm 5…

    Bài cùng tác giả
    Thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều kế toán cần biết

    Thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th2 2024

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối…

    Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp: Mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

    Mức phạt kê khai thuế sai và biện pháp khắc phục

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th2 2023

    Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là hành vi vi phạm hành chính ảnh hưởng nghiệm…

    HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG : THỜI ĐIỂM HIỆU LỰC HAY THỜI ĐIỂM CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

    Hiểu thế nào cho đúng: Thời điểm hiệu lực hay thời điểm chuyển giao của hợp đồng?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th10 2022

    Thuật ngữ “Thời điểm hợp đồng có hiệu lực” được sử dụng rất nhiều trong các văn bản thuế, đơn…

    Thuế TNCN cho người nước ngoài

    Tính thuế TNCN cho người nước ngoài

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    15 Th1 2024

    Thuế TNCN là một khoản thuế trực thu từ những người lao động có thu nhập chịu thuế, kể cả…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành