Phụ cấp xăng xe là khoản hỗ trợ doanh nghiệp dành cho nhân viên nhằm bù đắp chi phí di chuyển trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, một câu hỏi phổ biến là liệu phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN hay không? Hãy cùng VisioEdu tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Phụ cấp xăng xe là gì?
Phụ cấp xăng xe là khoản tiền hỗ trợ mà doanh nghiệp chi trả ngoài tiền công, tiền lương để bù đắp một phần chi phí đi lại mà người lao động sử dụng cho công việc. Đây là một dạng phụ cấp không bắt buộc, tùy thuộc vào tính chất công việc và chính sách của từng doanh nghiệp. Phụ cấp xăng xe thường áp dụng cho các công việc yêu cầu di chuyển nhiều và sẽ được quy định chi tiết trong hợp đồng lao động nếu có hỗ trợ.
Khoản phụ cấp này không chỉ giúp nhân viên giảm bớt gánh nặng chi phí mà còn thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến các điều kiện làm việc của nhân viên, góp phần nâng cao hiệu suất và động lực trong công việc.
Trong trường hợp có phụ cấp xăng xe hàng tháng, số tiền này sẽ được đề cập chi tiết trong hợp đồng lao động.
2. Đối tượng hưởng tiền phụ cấp xăng xe?
Tiền phụ cấp xăng xe là khoản hỗ trợ mà nhiều doanh nghiệp dành cho nhân viên có tính chất công việc cần di chuyển thường xuyên bằng phương tiện cá nhân, như nhân viên bán hàng, giao hàng, và tiếp thị. Khoản phụ cấp này giúp chia sẻ chi phí đi lại, nhằm hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
Hiện nay, nhiều công ty còn bổ sung phụ cấp xăng xe vào hệ thống phúc lợi để tạo động lực làm việc, thu hút nhân sự tài năng, và duy trì sự gắn bó lâu dài của nhân viên. Vì không phải khoản hỗ trợ bắt buộc, phụ cấp xăng xe sẽ phụ thuộc vào từng chính sách nội bộ và được điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu công việc.Tiền phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN hay không?
3. Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN
Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất là tiền lương, tiền công thuộc các khoản tiền chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
…
(Tiền phụ cấp xăng xe không thuộc trường hợp loại trừ của các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất là tiền lương, tiền công)
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC), ta thấy tiền phụ cấp xăng xe không thuộc các khoản chịu thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) được miễn thuế.
Xem thêm:
Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế TNCN
Doanh nghiệp nộp thuế TNCN thay cho cá nhân được không?
4. Phụ cấp xăng xe có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
Ngoài ra, tham khảo hướng dẫn tại Công văn số 5808/CT-TTHT của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh ngày 18/06/2018 nêu rõ trường hợp công ty chi khoản tiền phụ cấp đi lại (xăng xe) cho người lao động hàng tháng trên bảng lương thì công ty phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định.
Như vậy, có thể thấy, tiền phụ cấp xăng xe cho nhân viên phải đóng thuế TNCN theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC), khoản phụ cấp xăng xe mà công ty trả cho nhân viên hàng tháng sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (hay nói cách khác là thực tế công ty có trả phụ cấp xăng xe cho người lao động);
– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật (trường hợp, công ty cần ghi chi tiết trong bảng lương công ty trả cho người lao động về số tiền trả phụ cấp xăng xe cho người lao động);
– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;
– Khoản chi phụ cấp xăng, xe cho người lao động được ghi cụ thể điều kiện hưởng, mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau đây: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Có thể thấy, chi phí phụ cấp xăng xe cho nhân viên đáp ứng được các điều kiện về khoản chi được trừ vào khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về quy định Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN hay không?
Nếu quan tâm đến các quy định liên quan đến Thuế TNCN, Thuế TNDN, Thuế GTGT hãy tham khảo ngay khóa học: Thuế chuyên sâu tại VisioEdu
Đăng ký để nhận ngay ưu đãi lên đến 30%: https://forms.gle/MsN2aanm7RFowakh9