Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có rất nhiều trường hợp vi phạm hợp đồng. Ngoài bồi thường thiệt hại thì phạt vi phạm hợp đồng là một trong các chế tài được áp dụng. Vậy mức phạt này được quy định như thế nào? Hãy cùng VisioEdu chúng tôi tìm hiểu ngay.
1. Vi phạm hợp đồng là gì?
Căn cứ vào quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015, định nghĩa hợp đồng là một dạng thể hiện sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt, huỷ bỏ quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia. Khi các bên đạt được thỏa thuận sẽ tiến hành giao kết hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của mình tránh việc vi phạm thỏa thuận.
Thực tế có rất nhiều trường hợp vi phạm hợp đồng do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, làm ảnh hưởng đến lợi ích của một hoặc các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Vậy vi phạm hợp đồng là gì? Căn cứ theo quy định tại Khoản 12, Điều 3, Luật Thương mại 2005: Vi phạm hợp đồng là hành vi của một bên đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định tại Luật này.
2. Phạt vi phạm là gì?
Căn cứ theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.”
Như vậy chúng ta có thể hiệu là không có giới hạn về mức phạt vi phạm trong dân sự, các bên có thể thỏa thuận chỉ bị phạt vi phạm. Tuy nhiên, đối với hợp đồng thương mại có quy định khác về mức phạt vi phạm.
3. Các trường hợp phạt vi phạm hợp đồng
3.1. Phạt vi phạm hợp đồng dân sự
Theo quy định tại điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 thì mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự được quy định cụ thể như sau:
- Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó nếu vi phạm thì bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp cho bên bị vi phạm một khoản tiền.
- Mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Như vậy, mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự chỉ được áp dụng chỉ khi có sự thỏa thuận và đàm phán giữa các bên.
3.2 Phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại
Căn cứ theo Điều 300, 301, 307 Luật Thương mại 2005 có quy định về phạt vi phạm hợp đồng thương mại cụ thể như sau:
– Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005.
– Mức phạt vi phạm: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.
– Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.
Như vậy, các bên trong hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.
3.3 Phạt vi phạm hợp đồng xây dựng
Căn cứ theo Điều 146 Luật Xây dựng 2014, điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã quy định cụ thể như sau:
– Phạt vi phạm hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
– Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không được vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan khác.
Như vậy, các bên trong hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng phạt vi phạm hợp đồng khi có thỏa thuận.
Có thể thấy, Luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2014 đều có quy định cụ thể về mức phạt tối đa với những hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, cả ba luật này đều không có bất kỳ quy định cụ thể về việc xử lý trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vượt quá giới hạn quy định.
Do đó, để có cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiểu rõ chuẩn mực và các nội dung của từng loại hợp đồng. Tự tin soản thảo mọi loại hợp đồng gồm: Hợp đồng thương mại, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động… Nhân sự phụ trách pháp chế, kế toán doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp hãy tham khảo ngay khóa học: Pháp luật hợp đồng tại VisioEdu để giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro và tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.
Đăng ký ngay để nhận ưu đãi lên đến 25%: https://forms.gle/yUuyyaSi73a7USRaA