Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

Lập báo cáo tài chính là công việc đòi hỏi kế toán không chỉ vững chuyên môn mà còn cần nhiều kinh nghiệm. Bởi một báo cáo tài chính “cân” không có nghĩa là một báo cáo tài chính chính xác. Vì vậy, để có 1 báo cáo tài chính hoàn chỉnh, đúng pháp lý trước khi nộp lên Cơ quan thuế, kế toán cần lập báo cáo tài chính với các nguyên tắc và lưu ý theo Thông tư 200.

Cùng VisioEdu tìm hiểu kỹ hơn về Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 ở phần dưới nhé.

1. Báo cáo tài chính là báo cáo gì?

Báo cáo tài chính là bản báo cáo được dùng để tổng hợp tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả cùng với tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong 1 kỳ của doanh nghiệp.

Hoặc nói theo cách khác, báo cáo tài chính là một phương tiện dùng để trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho tất cả những người quan tâm bao gồm: chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cho vay, Cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng, người lao động,…).

Nguyên tắc và lưu ý khi lập Báo cáo Tài chính theo Thông tư 200-1

2. 07 Nguyên tắc cần ghi nhớ khi lập báo cáo tài chính

Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định rất cụ thể về 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính. Để có 1 báo cáo tài chính minh bạch, chính xác và đúng pháp luật, kế toán cần lập và trình bày dựa theo 7 nguyên tắc sau đây: 

Nguyên tắc 1: Tuân theo các chuẩn mực

Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” như Chuẩn mực kế toán số 21, 23, 29 và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên tắc số 2: Tôn trọng bản chất hơn hình thức

Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).

Nguyên tắc số 3: Ghi nhận đúng

Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

Nguyên tắc số 4: Phân loại tài sản và nợ phải trả

Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

  1. Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;
  2. Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn;
  3. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.

Nguyên tắc 5: Trình bày rõ ràng

Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.

Nguyên tắc số 6: Phù hợp và thận trọng

Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

Nguyên tắc số 7:

Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

3. Các bước lập và trình bày báo cáo tài chính chi tiết nhất

Tiếp theo, VisioEdu sẽ hướng dẫn bạn chi tiết 6 bước lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng Thông tư 200. Cụ thể như sau:

Bước 1: Tập hợp và kiểm tra chứng từ kế toán

  • Tập hợp các chứng từ kế toán phát sinh trong năm tài chính
  • Tiến hành kiểm tra đối chiếu với các báo cáo thuế đã kê khai định kỳ đã nộp cho cơ quan thuế.

Bước 2: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

Tiến hành hạch toán, phản ánh chứng từ vào sổ kế toán. Bước hạch toán có thể ghi nhận trên nhiều hình thức khác nhau như trên file excel hoặc các phần mềm kế toán chuyên nghiệp.

Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ kế toán theo tháng, quý

Thực hiện các tác phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo quý giúp quá trình lập báo cáo tài chính thêm chuẩn xác. Các nghiệp vụ cần được phân loại rõ ràng như chi phí trả trước, chi phí khấu hao, …

Bước 4: Nhóm tài khoản cho các nghiệp vụ phát sinh

Kế toán cần xác định chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và gộp chúng vào các nhóm tài khoản sau: 

  • Nhóm hàng tồn kho
  • Nhóm công nợ phải trả, phải thu
  • Nhóm các khoản đầu tư
  • Nhóm chi phí trả trước
  • Nhóm tài sản cố định
  • Nhóm doanh thu
  • Nhóm giá vốn
  • Nhóm chi phí quản lý

Bước 5: Thực hiện nghiệp vụ bút toán tổng hợp và kết chuyển

Tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí, các khoản lãi lỗ. Đảm bảo các tài khoản không có số dư cuối kỳ.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

Kế toán truy cập vào phần mềm hỗ trợ kê khai của tổng cục thuế, đăng nhập vào tài khoản của doanh nghiệp. Tiến hành chọn nhập tờ khai báo cáo tài chính để điền thông tin. Sau khi điền thông tin, kế toán xuất file XML để lưu bảng kê khai.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, tài liệu báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể nộp báo cáo tài chính trực tuyến qua trang web https://thuedientu.gdt.gov.vn.

4. Các lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

Để có 1 báo cáo tài chính chuẩn chỉnh theo đúng Thông tư 200, khi lập và trình bày báo cáo tài chính, kế toán cần lưu ý một số điểm mà VisioEdu sắp nêu sau đây:

4.1. Lưu ý khi lập Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy khi lập Bảng cân đối kế toán, kế toán cần chú ý một số điểm sau:

  • Tuân thủ nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính
  • Các khoản mục Tài sản và nợ phải trả được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và phân thành ngắn hạn, dài hạn theo nguyên tắc:
    • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn
    • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn
    • Trường hợp các doanh nghiệp không phân biệt rõ giữa ngắn hạn và dài hạn thì các tài sản và nợ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần

Khi lập bảng cân đối kế toán, chúng ta cần căn cứ vào một số tài liệu sau:

  • Sổ kế toán tổng hợp;
  • Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết;
  • Bảng cân đối kế toán năm trước.

Vì thế, để quá trình lập và trình bày Bảng cân đối kế toán được chính xác, doanh nghiệp và kế toán tại doanh nghiệp cần có quy trình lưu trữ hồ sơ, chứng từ khoa học, tránh thất lạc giấy tờ, sổ sách kế toán.

4.2. Lưu ý khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200

Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần loại trừ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp dưới.

Doanh nghiệp căn cứ các tài liệu dưới đây để lập báo cáo kết quả kinh doanh:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
  • Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

4.3 Lưu ý khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200

Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ cần tuân thủ quy định của chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và chuẩn mực kế toán “báo cáo tài chính giữa niên độ”.

Doanh nghiệp cần lưu ý các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày và doanh nghiệp được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 2 phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với doanh nghiệp mình.

4.4. Lưu ý khi lập Thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200

Thuyết minh báo cáo tài chính dùng để phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin khác theo yêu cầu chuẩn mực kế toán.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các nội dung:

  • Các thông tin về cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.
  • Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
  • Cung cấp các thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
  • Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Giám đốc có thể xem báo cáo trên mọi thiết bị, bao gồm điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
  • Cảnh báo thông minh: Tự động cảnh báo khi phát hiện có sai sót.

Trên đây là những nguyên tắc và lưu ý quan trọng khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 kế toán cần nắm vững. Kế toán cần đảm bảo làm đúng quy trình, tuân thủ nguyên tắc lập và trình bày để có một báo cáo tài chính “đẹp” cho doanh nghiệp. 

Nếu bạn vẫn chưa tự tin để lập và trình bày 1 báo cáo tài chính chuẩn chỉnh theo đúng Chuẩn mực kế toán và Thông tư 200. Hãy tham khảo ngay khóa học “Hệ thống hóa lập và trình bày báo cáo tài chính” tại VisioEdu để tự tin lập mọi báo cáo tài chính nhé. 

>>> Tìm hiểu và đăng ký nhận tư vấn tại: https://forms.gle/RaXiJkZ1MHrqUjKBA

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    Vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi kỳ thi CPA…

    Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không

    Hỏi đáp: Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    VisioEdu nhận được câu hỏi từ kế toán như sau: “Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu…

    Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo thông tư 78-2

    Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    Hóa đơn điều chỉnh giảm đóng vai trò quan trọng, giúp kế toán khắc phục những sai sót trong quá…

    Giám đốc mua đồ dùng giá trị lớn được ghi nhận là TSCĐ

    Giám đốc mua ví da, nước hoa có giá trị trên 30 triệu đồng có được ghi vào Tài sản cố định và tính vào chi phí được trừ không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th11 2024

    VisioEdu có nhận được câu hỏi khá hay của kế toán về chi phí được trừ như sau: “Giám đốc…

    Bài cùng tác giả
    Chuyên gia thuế Ngọc Minh là ai?

    Chuyên gia thuế Ngọc Minh là ai?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    28 Th8 2023

    Hiện nay, kế toán đang rỉ tai nhau khá nhiều về chuyên gia thuế Ngọc Minh. Đã có hàng trăm…

    Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp Báo cáo Tài chính không

    Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp Báo cáo Tài chính không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th9 2024

    Báo cáo Tài chính là tài liệu quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần lưu trữ và nộp cho Cơ…

    Kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ CPA hiệu quả

    7 bí quyết giúp bạn chinh phục chứng chỉ CPA dễ dàng hơn

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th4 2023

    Ôn thi CPA là một quá trình tốn nhiều thời gian đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực liên…

    Nghề Công chức Thuế – Trải nghiệm để thấu hiểu

    Giảng viên: Tác giả: admin
    12 Th10 2021

    Còn nhớ trước đây, khi tôi vừa ra trường, bắt đầu với công việc kế toán, cứ mỗi khi ai…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành