Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp Báo cáo Tài chính không

Báo cáo Tài chính là tài liệu quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần lưu trữ và nộp cho Cơ quan Thuế hàng năm. Trong quá trình hoạt động hoạt động kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp không phát sinh doanh thu. Vậy nếu doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp Báo cáo tài chính không? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều kế toán và doanh nghiệp quan tâm trong thời điểm khủng hoảng và suy thoái kinh tế này. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời ngày trong bài viết sau đây.

1. Báo cáo Tài chính là gì?

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Báo cáo Tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại mực chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Nói cách khác, Báo cáo Tài chính là bộ báo cáo bằng văn bản thể hiện và truyền tải các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế, tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp đến các nhà đầu tư và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cần sử dụng thông tin. 

Báo cáo Tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định thống nhất.

2. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp Báo cáo Tài chính không

Theo khoản 4 Điều 6 Luật Kế toán 2015 quy định về nguyên tắc kế toán nêu rõ Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời cụ thể như sau:

“Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.

Mặt khác, theo Khoản 4, Điều 32, Luật Kế toán 2015, đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn hơn 120 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu pháp luật về chứng khoán, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định này thì sẽ thực hiện theo quy định cụ thể của pháp luật về lĩnh vực đó.”

Theo đó, việc nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần được thực hiện đúng thời hạn và đầy đủ theo quy định pháp luật mà bất kể là doanh nghiệp có hay không phát sinh doanh thu.

Bên cạnh đó, tại Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế.

Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp Báo cáo tài chính kể cả không phát sinh doanh thu, chi phí (trừ những trường hợp không phải lập và nộp báo cáo tài chính) theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Bộ báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu gồm những gì?

Ở trên là câu trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp BCTC không? Vậy 1 bộ báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu gồm những gì?

Nó sẽ bao gồm các giấy tờ cụ thể như sau: 

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

– Bộ Báo cáo Tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối tài khoản

– Thuyết minh báo cáo tài chính

Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp Báo cáo Tài chính không

4. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu 

Doanh nghiệp không phát sinh hoạt động mua, bán gì, cũng chưa phát hành hóa đơn thì lập báo cáo tài chính như thế nào? Về bản chất, chỉ cần phát sinh 02 đối tượng kế toán đối ứng nhau là doanh nghiệp đã có số liệu để lập báo cáo tài chính. 

– Đối với các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp: Nếu có đầy đủ hóa đơn dịch vụ thành lập, biên lai lệ phí của nhà nước về đăng ký doanh nghiệp thì đây là chi phí để ghi vào sổ kế toán. Khi đó, đối tượng kế toán phát sinh là chi phí (TK 642) và tiền (TK 111 hoặc TL 112).

– Đối với khoản vốn góp: Sau khi đã đăng ký thành lập và đi vào hoạt động, khoản góp vốn theo quy định sẽ được liệt kê vào đối tượng kế toán về vốn chủ sở hữu (TK 411) và tài sản (TK111 hoặc 112, 211…).

– Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài thì bạn phải khai và nộp lệ phí môn bài. Đối tượng kế toán trong trường hợp này là phải trả ngân sách nhà nước (TK 3339), tiền (TK 112) và chi phí (TK 642).

– Nếu doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng và phải nộp phí duy trì tài khoản thì khoản phí duy trì này thuộc đối tượng kế toán về tiền hoặc vốn chủ sở hữu.

Trường hợp doanh nghiệp có mua và sử dụng chữ ký số thì đối tượng kế toán phát sinh về tiền.

– Năm sau của năm thành lập, doanh nghiệp sẽ phải nộp lệ phí môn bài: Nợ TK 642/Có TK 3339, khi nộp sẽ hạch toán vào Nợ TK 3339/Có TK 112).

– Hàng tháng, doanh nghiệp phát sinh các khoản phí dịch vụ ngân hàng như Nợ TK 632/Có TK 112, lãi tiền gửi không kỳ hạn Nợ TK 112, có TK 515,…

>>> Xem thêm: Khóa học Nhận Diện Rủi Ro Báo Cáo Tài Chính

5. Nộp Báo cáo Tài chính năm không phát sinh doanh thu cần lưu ý những gì?

5.1. 03 trường hợp không cần nộp BCTC năm khi không phát sinh doanh thu

Trường hợp 1: Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 132/2018/TT-BTC Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ sẽ không phải lập và nộp BCTC cho cơ quan Thuế. 

Trường hợp 2: Doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động kinh doanh;

Trường hợp 3: Doanh nghiệp được cho phép gộp BCTC (căn cứ pháp lý tại Khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13). 

Đối với doanh nghiệp được phép cộng gộp BCTC thì thực hiện cộng gộp như sau:

Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm;

Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.

5.2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Thời hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

5.3. Mức phạt khi vi phạm thời hạn nộp BCTC năm theo quy định

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, mức phạt khi doanh nghiệp vi phạm thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định cụ thể như sau:

Doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính năm chậm dưới 3 tháng so với thời hạn quy định → Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng;

Doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính năm chậm từ 3 tháng trở lên so với thời hạn quy định → Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng;

Doanh nghiệp không công khai báo cáo tài chính năm theo quy định → Phạt tiền từ 40.000.000 – 50.000.000 đồng.

Trên đây là những nội dung liên quan đến nội dung: Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp BCTC không? Hi vọng những nội dung này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp và kế toán khi doanh nghiệp không phát sinh doanh thu. 

Có thể bạn cũng quan tâm:

>>> Bộ 24 chỉ tiêu nhận diện rủi ro trên Báo cáo Tài chính về nghĩa vụ Thuế thu nhập doanh nghiệp

>>> Khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu – Giải mã mọi bí ẩn về Thuế

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Thời gian nhận tiền hoàn Thuế Thu nhập cá nhân

    Mất bao lâu mới được nhận tiền hoàn thuế thu nhập cá nhân sau khi nộp hồ sơ quyết toán Thuế?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th10 2024

    Hoàn thuế thu nhập cá nhân là một vấn đề quan trọng đối với cả người lao động và doanh…

    ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

    Doanh nghiệp từ nơi khác chuyển đến địa bàn kinh tế khó khăn có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th10 2024

    Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại địa bàn kinh tế khó khăn là điều quan trọng để thu…

    Hóa đơn đầu vào không kê khai có được không-2

    Kế toán không kê khai hóa đơn đầo vào có rủi ro gì không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th10 2024

    Hóa đơn đầu vào là chứng từ kế toán quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nhưng vì nhiều lý do…

    2023.10.25 7 mốc quan trọng về nộp thuế và khai thuế mọi kế toán cần ghi nhớ

    7 Mốc quan trọng về thời hạn nộp thuế và khai thuế mọi kế toán cần ghi nhớ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    03 Th10 2024

    Thời hạn nộp thuế là vấn đề được nhiều kế toán đặc biệt quan tâm, bởi thời hạn nộp mỗi…

    Bài cùng tác giả
    Vốn chủ sở hữu trong là gì? Cách xác định và tính toán

    Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính vốn chủ sở hữu

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    04 Th3 2024

    Trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù là công ty nhỏ lẻ hay tập đoàn đa quốc gia, vốn luôn…

    quy-trinh-ke-khai-thue-xay-dung

    Cập nhật quy trình kê khai Thuế xây dựng mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    17 Th3 2024

    Đối đầu với Thông tư 80 mới nhất, quy trình kê khai Thuế xây dựng có thể trở nên khó…

    Giao dịch liên kết là gì và cách nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết

    Giảng viên: Tác giả: admin
    03 Th10 2022

    Bạn đã nắm được khái niệm giao dịch liên kết được hiểu như thế nào chưa? Và làm sao để…

    Khai giảng khóa Ôn thi CPA – Tạo bước đệm vững chắc để kế toán, kiểm toán chinh phục đỉnh cao sự nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    28 Th1 2024

    VisioEdu khai giảng khóa Ôn thi CPA 2023 Online toàn quốc – Tạo bước đệm vững chắc để kế toán,…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành