Thời điểm và đối tượng lập Báo cáo Tài chính giữa niên độ mới nhất

Báo cáo tài chính giữa niên độ là một báo cáo khá quan trọng trong Bộ Báo cáo tài chính mà kế toán cần lập hàng năm. Vậy Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì, doanh nghiệp nào cần lập loại báo cáo này và lâp khi nào để không vi phạm pháp luật. Cùng VisioEdu tìm hiểu chi tiết về Báo cáo tài chính giữa niên độ ở bài viết này nhé. 

Báo cáo tài chính giữa niên độ

1. Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì?

Theo quy định trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 27 đã được công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ Tài chính thì báo cáo tài chính giữa niên độ được định nghĩa cụ thể như sau:

“Báo cáo tài chính giữa niên độ là bao gồm các báo cáo đầy đủ theo quy định trong Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” hoặc các báo cáo tài chính tóm tắt theo quy định trong Chuẩn mực này, áp dụng cho một kỳ kế toán giữa niên.”

2. Thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ

Lập báo cáo tài chính giữa niên độ theo trong giải thích trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam Số 27 được hiểu là kỳ lập báo cáo tài chính theo tháng hoặc quý.

Như vậy báo cáo tài chính này sẽ bao gồm báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính bán niên. Báo cáo tài chính tóm lược và phần thuyết minh được chọn lọc sẽ là các nội dung tối thiểu mà một bộ báo cáo tài chính giữa niên độ cần phải có.

Mục đích của báo cáo tài chính giữa niên độ là nhằm cập nhật các thông tin đã trình bày trong bộ báo cáo tài chính của năm gần nhất. Ngoài ra, nội dung của báo cáo này cũng cần phải trình bày các sự kiện, hoạt động mới và không lặp lại các thông tin đã được công bố trước đó.

3. Đối tượng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ

Theo Khoản 2, Điều 99, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp được ban hành bởi Bộ Tài chính có quy định cụ thể về đối tượng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ như sau:

+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ;

+ Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).

Tại khoản này cũng đưa ra những quy định về việc lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

Theo đó, báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược, do chủ sở hữu đơn vị lựa chọn và đảm bảo không trái với quy định của pháp luật.

4. Hình thức và nội dung của báo cáo tài chính giữa niên độ

– Về hình thức, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập một trong hai loại báo cáo tài chính giữa niên độ là tóm lược hoặc đầy đủ.

– Về mặt nội dung, báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ và báo cáo tài chính đầy đủ giữa niên độ sẽ cần những đầu mục cụ thể như sau:

4.1. Đối với Báo cáo tài chính tóm lược

Tối thiểu cần bao gồm các đề mục, số cộng chi tiết được trình bày trong báo cáo tài chính năm gần nhất và phần thuyết minh được chọn lọc.

Ngoài ra, để tránh việc sai lệch cho báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ, doanh nghiệp cần trình bày các khoản mục hoặc phần thuyết minh bổ sung.

Tóm gọn lại, những nội dung cần có của báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ sẽ bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán tóm lược;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm lược;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm lược;
  • Bản Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc.

4.2. Đối với Báo cáo tài chính đầy đủ

Nội dung của báo cáo tài chính đầy đủ giữa niên độ phải phù hợp với quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.

Lưu ý: Dù trình bày theo hình thức đầy đủ hoặc tóm lược, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán giữa niên độ cũng cần phải đưa ra số liệu cụ thể về lợi nhuận trên một cổ phiếu trước và sau ngày phân phối.

5. Tổng hợp mẫu Báo cáo tài chính giữa niên độ của doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014

– Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ – Mẫu số B 01a – DN

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ – Mẫu số B 02a – DN

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ – Mẫu số B 03a – DN

+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc – Mẫu số B 09a – DN

=> Xem mẫu báo cáo tài chính giữa niên độ đầy đủ TẠI ĐÂY

– Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ – Mẫu số B 01b – DN

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ – Mẫu số B 02b – DN

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ – Mẫu số B 03b – DN

+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc – Mẫu số B 09a – DN

=> Xem mẫu báo cáo tài chính giữa niên độ đầy đủ TẠI ĐÂY

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã cập nhật được thông tin về Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì? Cùng với đó là kiến thức liên quan đến thời điểm, đối tượng, hình thức và nội dung của loại báo cáo này để áp dụng vào thực tiễn công việc.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về kiến thức liên quan đến Báo cáo tài chính hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 để được hỗ trợ.

Hoặc tham khảo ngay khóa học đang “hot” tại VisioEdu 

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT-2

    14 nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th11 2024

    Khấu trừ Thuế GTGT  là quá trình doanh nghiệp xác định số thuế GTGT phải nộp bằng cách lấy số…

    Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền-2

    08 đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th11 2024

    Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền mang lại nhiều lợi ích vượt trội, giúp doanh nghiệp…

    Hướng dẫn cách lập hóa đơn Hướng dẫn lập hóa đơn chiết khấu thương mại-2

    Hướng dẫn cách lập hóa đơn chiết khấu thương mại 

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th11 2024

    Chiết khấu thương mại là một khoản giảm giá được áp dụng cho khách hàng khi mua hàng hóa hoặc…

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường thì doanh nghiệp có rủi ro gì

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường, doanh nghiệp có rủi ro gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Thanh lý tài sản là một trong các chủ đề được rất nhiều kế toán quan tâm. Trong khóa học…

    Bài cùng tác giả
    Hồ sơ quyết toán Thuế

    Bộ hồ sơ quyết toán thuế bao gồm những gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th8 2024

    Trong hoạt động kinh doanh, việc lập và nộp hồ sơ quyết toán thuế là một trong những nhiệm vụ…

    Những kinh nghiệm sống còn khi làm bài thi Đại Lý Thuế từ chuyên gia Nguyễn Ngọc Minh

    Những kinh nghiệm sống còn khi làm bài thi Đại Lý Thuế từ chuyên gia Nguyễn Ngọc Minh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th11 2022

    Kỳ thi chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế (gọi tắt là Chứng chỉ Đại Lý Thuế) hằng năm…

    3 trường hợp sai sót trên hóa đơn điện tử và cách xử lý đúng theo quy định pháp luật

    3 trường hợp sai sót trên hóa đơn điện tử và cách xử lý đúng theo quy định pháp luật

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th12 2022

    Đối với doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử thường gặp phải những sai sót mang tính chất…

    Chậm nộp báo cáo chứng từ thuế Thu nhập cá nhân: 3 điều kế toán cần quan tâm

    Chậm nộp báo cáo chứng từ thuế Thu nhập cá nhân: 3 điều kế toán cần quan tâm

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th2 2023

    Theo quy định của pháp luật thì hàng quý doanh nghiệp và các tổ chức chi trả thu nhập phải…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành