Kê khai hóa đơn đầu vào là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật trong hoạt động tài chính. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp gặp phải tình trạng bỏ sót hóa đơn đầu vào, dẫn đến những hệ lụy không mong muốn như phạt thuế, mất uy tín và các rủi ro tài chính khác. Trong bài viết này, VisioEdu sẽ hướng dẫn bạn cách kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót.
1. Hoá đơn đầu vào bị bỏ sót là gì?
Hóa đơn đầu vào bị bỏ sót là tình trạng mà doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các hóa đơn liên quan đến chi phí mua hàng, dịch vụ, hoặc nguyên vật liệu đầu vào trong quá trình kinh doanh. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như quản lý hồ sơ kế toán chưa chặt chẽ, nhầm lẫn trong quy trình kiểm tra và nhập liệu, hoặc thiếu sót trong việc thu thập và lưu trữ chứng từ. Khi hóa đơn đầu vào bị bỏ sót, doanh nghiệp không chỉ mất đi quyền lợi về khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) mà còn có thể đối mặt với các rủi ro pháp lý và tài chính, bao gồm cả việc bị xử phạt từ cơ quan thuế. Việc nắm rõ khái niệm và hậu quả của việc bỏ sót hóa đơn đầu vào sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được quy trình kiểm soát chặt chẽ hơn, từ đó đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong hoạt động kế toán.
2. Rủi ro khi doanh nghiệp bỏ sót hoá đơn đầu vào
Việc bỏ sót hóa đơn đầu vào sẽ mang đến nhiều rủi ro và hậu quả cho doanh nghiệp.
- Khi bỏ sót hoá đơn đầu vào, doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT gây thất thoát tài chính;
- Vi phạm hành chính & bị xử phạt bị mất hoá đơn khi cơ quan thuế thanh kiểm tra hoá đơn đầu vào cho hàng hoá dịch vụ mà DN không thể xuất trình chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm;
- Vi phạm hành chính & xử phạt trốn thuế khi Cơ quan thuế có đủ bằng chứng chứng minh đây là hành động trốn doanh thu. Ngoài ra, khi phát hiện hoá đơn đầu vào bị bỏ sót mà Kế toán không thực hiện kê khai bổ sung theo quy định có thể gây ra vi phạm nghiêm trọng dẫn đến:
- Xử phạt lên đến 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn so với quy định pháp luật;
- DN phải nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Hướng dẫn kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót mới nhất
Để kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót và điều chỉnh sai sót một cách chính xác, đúng theo quy định, bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định và tham khảo một số văn bản pháp lý sau:
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC;
- Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
- Một số công văn hướng dẫn kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót.
Theo các quy định này, khi kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót thì:
– Người bán thực hiện khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó;
Ví dụ 4: Hóa đơn GTGT đầu ra phát sinh tháng 07/2024 bị bỏ sót thì phải nộp hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh lại tờ khai thuế GTGT tháng 07/2024.
– Người mua kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn đầu vào bị bỏ sót.
Tuy nhiên người mua cần lưu ý phải kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Chẳng hạn: Tháng 07/2024 phát hiện hóa đơn mua vào phát sinh tháng 03/2024 bị bỏ sót thì công ty phải kê khai vào “Mục I – Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ” trên tờ khai 01/GTGT của kỳ tính thuế như sau:
– Kỳ tính thuế tháng 06/2024 nếu phát hiện còn trong thời hạn khai thuế (vì hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng là chậm nhất ngày 20 của tháng sau);
– Hoặc kỳ tính thuế tháng 07/2024 nếu quá hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
>> Xem thêm: Hóa đơn đầu vào không chịu thuế có cần kê khai không?
4. Thời hạn kê khai hóa đơn đầu vào bỏ sót
Theo các quy định đã đề cập ở trên, khi khai sót hóa đơn GTGT đầu vào thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ bổ sung nhưng phải kê khai trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, doanh nghiệp thực hiện kê khai bổ sung hóa đơn đầu bị bỏ sót vào như sau:
➤ Trường hợp trước khi áp dụng hóa đơn điện tử: Kê khai bổ sung vào kỳ phát hiện ra những hóa đơn đầu vào bỏ sót;
Ví dụ 1: Tháng 10/2024 công ty A phát hiện sót hóa đơn GTGT đầu vào của tháng 04/2024, hóa đơn này đang áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP nên công ty sẽ kê khai bổ sung hóa đơn này vào ký tính thuế quý 4/2024.
➤ Trường hợp sau khi áp dụng hóa đơn điện tử: Kê khai bổ sung vào kỳ phát sinh của hóa đơn đầu vào bỏ sót.
Ví dụ 2: Tháng 11/2024, công ty Aphát hiện kê khai sót hóa đơn GTGT đầu vào của tháng 06/2024, hóa đơn này đang áp dụng hóa đơn điện tử mới theo Thông tư 78/2021/TT-BTC nên công ty sẽ kê khai bổ sung vào kỳ tính thuế quý 2/2024.
Trên đây là hướng dẫn kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót mà kế toán và doanh nghiệp cần lưu ý. Để tránh những rủi ro không đáng có, doanh nghiệp cần thiết lập quy trình kiểm soát chặt chẽ, nâng cao năng lực quản lý và đào tạo nhân viên kế toán một cách bài bản.
VisioEdu chuyên gia đào tạo kế toán, kế toán thuế, kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Tại đây chúng tôi cung cấp nhiều khóa học từ cơ bản đến chuyên sâu dành cho các kế toán, kiểm toán. Bạn có thể tham khảo:
Khóa học: Ôn thi đại lý thuế
Khóa học Nhận diện rủi ro Báo cáo tài chính
Khóa học: Thuế chuyên sâu
Khóa học: Ôn thi CPA
Khóa học: Pháp luật về hợp đồng
Đăng ký ngay tại đây, nhận ưu đãi lên đến 30%: https://forms.gle/MsN2aanm7RFowakh9