Trong quá trình hoạt động hoạt động kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp không phát sinh doanh thu. Vậy nếu doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp Báo cáo tài chính không? Hướng dẫn lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu như thế nào? Đây là những câu hỏi được rất nhiều kế toán và doanh nghiệp quan tâm trong thời điểm khủng hoảng và suy thoái kinh tế này. Vì vậy hãy cùng VisioEdu chúng tôi tìm hiểu câu trả lời ngày trong bài viết sau đây.
1. Báo cáo Tài chính là gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Báo cáo Tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại mực chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Nói cách khác, Báo cáo Tài chính là bộ báo cáo bằng văn bản thể hiện và truyền tải các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế, tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp đến các nhà đầu tư và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cần sử dụng thông tin.
Báo cáo Tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định thống nhất.
2. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp BCTC không
Theo khoản 4 Điều 6 Luật Kế toán 2015 quy định về nguyên tắc kế toán nêu rõ Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời cụ thể như sau:
“Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.
Mặt khác, theo Khoản 4, Điều 32, Luật Kế toán 2015, đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn hơn 120 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu pháp luật về chứng khoán, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định này thì sẽ thực hiện theo quy định cụ thể của pháp luật về lĩnh vực đó.
…
Theo đó, việc nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần được thực hiện đúng thời hạn và đầy đủ theo quy định pháp luật mà bất kể là doanh nghiệp có hay không phát sinh doanh thu.
Bên cạnh đó, tại Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế.
Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp Báo cáo tài chính kể cả báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu, chi phí (trừ những trường hợp không phải lập và nộp báo cáo tài chính) theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Bộ báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu gồm những gì?
Ở trên là câu trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp BCTC không? Vậy 1 bộ báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu gồm những gì?
Nó sẽ bao gồm các giấy tờ cụ thể như sau:
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
– Bộ báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối tài khoản
– Thuyết minh báo cáo tài chính
4. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu
Doanh nghiệp không phát sinh hoạt động mua, bán gì, cũng chưa phát hành hóa đơn thì vẫn phải lập Báo cáo Tài chính không phát sinh doanh thu? Vậy lập Báo cáo Tài chính không phát sinh doanh thu như thế nào? Về bản chất, chỉ cần phát sinh 02 đối tượng kế toán đối ứng nhau là doanh nghiệp đã có số liệu để lập báo cáo tài chính.
– Đối với các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp: Nếu có đầy đủ hóa đơn dịch vụ thành lập, biên lai lệ phí của nhà nước về đăng ký doanh nghiệp thì đây là chi phí để ghi vào sổ kế toán. Khi đó, đối tượng kế toán phát sinh là chi phí (TK 642) và tiền (TK 111 hoặc TL 112).
– Đối với khoản vốn góp: Sau khi đã đăng ký thành lập và đi vào hoạt động, khoản góp vốn theo quy định sẽ được liệt kê vào đối tượng kế toán về vốn chủ sở hữu (TK 411) và tài sản (TK111 hoặc 112, 211…).
– Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài thì bạn phải khai và nộp lệ phí môn bài. Đối tượng kế toán trong trường hợp này là phải trả ngân sách nhà nước (TK 3339), tiền (TK 112) và chi phí (TK 642).
– Nếu doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng và phải nộp phí duy trì tài khoản thì khoản phí duy trì này thuộc đối tượng kế toán về tiền hoặc vốn chủ sở hữu.
Trường hợp doanh nghiệp có mua và sử dụng chữ ký số thì đối tượng kế toán phát sinh về tiền.
– Năm sau của năm thành lập, doanh nghiệp sẽ phải nộp lệ phí môn bài: Nợ TK 642/Có TK 3339, khi nộp sẽ hạch toán vào Nợ TK 3339/Có TK 112).
– Hàng tháng, doanh nghiệp phát sinh các khoản phí dịch vụ ngân hàng như Nợ TK 632/Có TK 112, lãi tiền gửi không kỳ hạn Nợ TK 112, có TK 515,…
5. Nộp Báo cáo Tài chính không phát sinh doanh thu cần lưu ý những gì?
5.1. 03 trường hợp không cần nộp BCTC năm khi không phát sinh doanh thu
Trường hợp 1: Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 132/2018/TT-BTC Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ sẽ không phải lập và nộp BCTC cho cơ quan Thuế.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
Trường hợp 3: Doanh nghiệp được cho phép gộp BCTC (căn cứ pháp lý tại Khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13).
Đối với doanh nghiệp được phép cộng gộp BCTC thì thực hiện cộng gộp như sau:
Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm;
Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
5.2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Thời hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
5.3. Mức phạt khi vi phạm thời hạn nộp BCTC năm theo quy định
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, mức phạt khi doanh nghiệp vi phạm thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định cụ thể như sau:
Doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính năm chậm dưới 3 tháng so với thời hạn quy định → Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng;
Doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính năm chậm từ 3 tháng trở lên so với thời hạn quy định → Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng;
Doanh nghiệp không công khai báo cáo tài chính năm theo quy định → Phạt tiền từ 40.000.000 – 50.000.000 đồng.
Trên đây là những nội dung liên quan đến nội dung: Báo cáo Tài chính không phát sinh doanh thu? Hi vọng những nội dung này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp và kế toán khi doanh nghiệp không phát sinh doanh thu.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 để được hỗ trợ.
Nếu còn quan tâm về Báo cáo tài chính hãy tham khảo ngay Khóa học: Lập và trình bày Báo cáo tài chính
>> ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI TẠI: https://forms.gle/QTgar7Vyx84VhTD26