Hướng dẫn cách hạch toán chi phí lãi vay

Hạch toán chi phí lãi vay đúng cách không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo sự minh bạch trong quản lý tài chính mà còn giúp tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách hạch toán chi phí lãi vay.

Hướng dẫn cách hạch toán chi phí lãi vay

1. Cách hạch toán chi phí lãi vay không hợp lý

1.1. Chi phí lãi vay không hợp lý là gì?

Chi phí lãi vay không hợp lý là những chi phí không được trừ khi tính Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hay lãi suất vay của doanh nghiệp vượt quá mức 150% so với lãi suất cơ bản Khoản lãi vay vượt quá đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.

1.2. Cách hạch toán chi phí lãi vay không hợp lý

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK 111 – Tiền mặt), TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Cuối kỳ kết chuyển, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811 – Chi phí khác

1.3. Cách xử lý các khoản chi phí lãi vay không hợp lý

Cuối năm khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN thì phải loại chi phí không được trừ này ra

(Nhập vào Chỉ tiêu B4 trên Tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN)

2. Cách hạch toán chi phí lãi vay hợp lý

2.1. Chi phí lãi vay hợp lý là gì?

Chi phí lãi vay trở thành chi phí hợp lý nếu như doanh nghiệp sử dụng khoản tiền vay đó phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Lãi suất khoản tiền vay không quá 150% lãi suất cơ bản.

Doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ.

Doanh nghiệp khi đi vay vốn và khi trả tiền lãi vay phải thanh toán số tiền vay bằng thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, chuyển khoản hay các hình thức không dùng tiền mặt khác (Chú ý: Không giao dịch thanh toán bằng tiền mặt).

2.2. Cách hạch toán chi phí lãi vay hợp lý

Các trường hợp thường phát sinh như:

Trường hợp 1: Chi phí lãi vay theo định kỳ

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 111 – Tiền mặt,  TK 112 – Tài khoản ngân hàng

– Nếu có phát sinh các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 111, 112,…

Trường hợp 2: Nếu trả lãi vay trước cho nhiều kỳ

– Khi trả lãi, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC)

Có TK 111, 112

– Khi phân bổ dần lãi vay vào chi phí, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước

Trường hợp 3: Nếu trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay

– Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 335 – Phi phí phải trả

– Trả lãi vay khi kết thúc hợp đồng vay, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 111, 112

Trường hợp 4: Nếu Doanh nghiệp có thuê tài sản tài chính, thì lãi thuê tài sản tài chính phải trả

– Khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính Doanh nghiệp trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 111 – Tiền mặt, TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

– Khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, nhưng doanh nghiệp chưa có tiền trả, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả

Trường hợp 5: Nếu Doanh nghiệp trả lãi trả chậm của của tài sản mua theo phương thức trả chậm, trả góp

– Lãi phải trả cho bên bán khi mua tài sản ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Có TK 111, 112

– Định kỳ phân bổ dần lãi trả chậm vào chi phí, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước

3. Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay

– Theo quy định nếu đi vay của cá nhân (Không phải tổ chức tín dụng) Khi trả lãi vay Doanh nghiệp có trách nhiệm phải khấu trừ 5% Thuế TNCN.

Có 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu trên hợp đồng ghi là Bên vay sẽ chịu Thuế TNCN (Tức Doanh nghiệp chịu khoản tiền Thuế TNCN này thay cho cá nhân):

+ Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Tổng số tiền lãi vay mà Doanh nghiệp trả cho cá nhân cho vay)

Có TK 111, TK 112

+ Khi tính tiền Thuế TNCN phải nộp, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Tiền thuế TNCN 5% mà Doanh nghiệp chịu)

Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân

+ Khi nộp tiền thuế, ghi:

Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân

Có TK 111, TK 112

+ Cuối năm phải loại chi phí này ra (Đưa vào Chỉ tiêu B4 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN).

Trường hợp 2: Nếu hợp đồng ghi cá nhân sẽ chịu khoản thuế đó (Tức là Doanh sẽ nộp hộ cho cá nhân)

+ Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân, ghi

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Tổng số tiền lãi vay mà Doanh nghiệp trả cho cá nhân cho vay)

Có TK 111, 112

+ Tính tiền thuế TNCN phải nộp, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (Tiền thuế TNCN 5% mà cá nhân chịu)

Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân

+ Khi nộp thuế, ghi:

Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân

Có TK 111, TK 112

– Khi thu lại tiền thuế 5% của cá nhân cho vay, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 138 – Phải thu khác

Trên đây là những nội dung về cách hạch toán chi phí lãi vay. Hi vọng nó đã cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích. Để cập nhật những thông tin mới, đừng quên theo dõi Fanpage của VisioEdu: facebook.com/visio.edu.vn hoặc liên hệ hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661

Và tham khảo thêm các khóa học về Kế toán, kiểm toán, Thuế TẠI ĐÂY

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Cách tính thuế TNDN

    Cách tính Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th4 2024

    Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành ngân sách và…

    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th4 2024

    Khấu trừ thuế giá trị gia tăng dù là theo phương pháp nào cũng cần tuân thủ những nguyên tắc…

    Điều kiện khấu trừ thuế gtgt đầu vào

    Điều kiện khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th4 2024

    Khấu trừ Thuế GTGT là gì? Điều kiện khấu trừ Thuế GTGT đầu vào sẽ như thế nào? Hãy cùng…

    danh sách dự thi Đại lý Thuế 2024

    [Mới nhất] Đã có danh sách dự thi Đại Lý Thuế 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th4 2024

    Sau một thời gian dài chờ đợi thì ngày 23/4/2024 Tổng Cục Thuế đã công bố danh sách dự thi…

    Bài cùng tác giả
    Phải xử lý thuế TNDN nộp thừa sau quyết toán như thế nào ?

    Xử lý thuế TNDN nộp thừa sau quyết toán

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    14 Th3 2024

    – Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những loại thuế quan trọng nhất trong hệ thống thuế…

    Cá nhân có thu nhập 2 nơi, khai Quyết toán Thuế thu nhập cá nhân như thế nào

    Cá nhân có thu nhập 2 nơi, khai Quyết toán Thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    19 Th11 2022

    Có một bạn kế toán gửi câu hỏi đến VisioEdu như sau: Thầy ơi cho em hỏi là: Cá nhân…

    [SIÊU HOT]] ĐIỂM THI ĐẠI LÝ THUẾ ĐỢT 1 NĂM 2023

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    05 Th7 2023

    Điểm thi Đại lý Thuế không chỉ đánh giá kiến thức của kế toán về Luật Thuế mà còn đánh…

    bậc thuế thu nhập cá nhân

    7 bậc thuế thu nhập cá nhân mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th4 2024

    Việc hiểu rõ về các bậc thuế thu nhập cá nhân góp phần giảm thiểu rủi ro vi phạm pháp…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành