Một trong những câu hỏi phổ biến khi ký kết một thỏa thuận là liệu hợp đồng viết tay có hiệu lực không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề này để giúp bạn hiểu rõ hơn về tính chất và hiệu lực của hợp đồng viết tay.
1. Tính chất của hợp đồng viết tay
Hợp đồng viết tay là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên, được viết tay mà không cần sự tham gia của một luật sư hay chuyên gia pháp lý. Vậy hợp đồng viết tay có hiệu lực không? Cùng tìm hiều ngay sau đây bạn nhé!
2. Hợp đồng viết tay có hiệu lực không?
Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Theo quy định nêu trên thì hình thức của giao dịch dân sự cũng là một trong những điều kiện để xác định hiệu lực của giao dịch dân sự.
Ở trong trường hợp của khách hàng thì khách hàng có ký một hợp đồng biểu diễn. Theo đó hợp đồng biểu diễn được xác định là một loại hợp đồng dịch vụ. Hiện nay theo quy định của bộ luật dân sự thì không có quy định nào yêu cầu hình thức đối với hợp đồng dịch vụ.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng dịch vụ của khách hàng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
- Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
- Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Như vậy, hợp đồng viết tay có hiệu lực không? Hợp đồng viết tay có thể có hiệu lực pháp lý, nhưng nó thường phải đối mặt với một số hạn chế. Trong một số trường hợp, hợp đồng cần phải được lập thành bản sao chính thức hoặc điều chỉnh để đảm bảo sự rõ ràng và tuân thủ các quy định pháp luật.
>> Xem thêm: 7 trường hợp hợp đồng vô hiệu
3. Những lưu ý khi sử dụng hợp đồng viết tay
Mặc dù có thể hiệu lực, việc sử dụng hợp đồng viết tay cần được thực hiện cẩn thận. Để tránh rủi ro và tranh chấp pháp lý, việc tư vấn với một chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm vẫn là một sự lựa chọn tốt.
Như vậy hợp đồng viết tay có hiệu lực không? Thì câu trả lời là: hợp đồng viết tay có thể có hiệu lực nếu các bên đồng thuận một cách rõ ràng và ý chí của họ được thể hiện đầy đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chất pháp lý và tránh rủi ro, việc sử dụng các dịch vụ chuyên gia pháp lý là một quyết định thông minh.
>> Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng mới nhất
4. Khóa học “Pháp luật Hợp đồng” giúp kế toán dễ dàng nhận diện rủi ro trên mọi loại hợp đồng
Kế toán đừng để vụt những cơ hội thăng tiến chỉ vì rủi ro trong hợp đồng. Hãy nhanh tay THAM GIA NGAY khóa học Pháp luật Hợp đồng để chinh phục mọi loại hợp đồng trong doanh nghiệp.
Không học mẹo, học chiêu thức, VisioEdu cam kết dạy kiến thức thật, truyền tải toàn bộ kinh nghiệm đúc kết trong nhiều năm hợp tác với các doanh nghiệp lớn, nhỏ. Tại VisioEdu, bạn sẽ nhận được:
- Học bằng cách tương tác, trao đổi với chuyên gia, giảng viên qua những tình huống thực tế về pháp luật hợp đồng.
- 60% đào sâu bản chất vấn đề, phân tích các khía cạnh phức tạp trong tri thức, luật định.
- 40% thực hành, áp dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn để kế toán, kiểm toán có thể ngay lập tức xử lý công việc.
- Đào tạo cả Online và Offline, tạo điều kiện tốt nhất cho kế toán, kiểm toán có cơ hội học tập. Đặc biệt, VisioEdu luôn khuyến khích học viên tới lớp học Offline để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Có những buổi gấp 2-3 lần thời gian quy định. Đảm bảo đủ thời gian để bất kỳ kế toán, kiểm toán nào cũng hiểu gốc rễ của mọi vấn đề.
- Đội ngũ hỗ trợ 24/7 sẵn sàng giải đáp mọi khúc mắc của kế toán trong và sau quá trình học.
Đăng ký ngay trong tháng 6 để nhận ưu đãi lên đến 20%: https://forms.gle/yUuyyaSi73a7USRaA