Hộ kinh doanh có xuất được hóa đơn không? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, hãy cùng VisioEdu tìm hiểu chi tiết về quy định pháp luật liên quan đến việc xuất hóa đơn của hộ kinh doanh.
1. Hộ kinh doanh là gì?
Hiện nay, chưa có quy định nào định nghĩa rõ khái niệm về hộ kinh doanh. Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp các thành viên trong gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người được ủy quyền là chủ hộ kinh doanh”.
2. Hộ kinh doanh có xuất hoá đơn không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về hóa đơn giá trị gia tăng như sau:
“4.1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.”
Theo đó, hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động theo quy định trên.
Cũng theo khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013) có quy định về phương pháp khấu trừ thuế như sau:
“2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:
a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.”
Theo quy định này, chúng ta có thể hiểu rằng hộ kinh doanh không thuộc đối tượng sử dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng đồng thời không thuộc đối tượng được xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Vì vậy, nếu muốn xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì hộ kinh doanh phải thực hiện hình thức chuyển đổi loại hình sang doanh nghiệp.
3. Khi nào thì hộ kinh doanh được sử dụng hóa đơn
Theo Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
“Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, riêng trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
…..”
Như vậy, hộ kinh doanh được sử dụng hoá đơn điện tử khi thuộc các trường hợp dưới đây:
– Hộ kinh doanh, có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
– Hộ kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Trên đây VisoEdu đã cung cấp thông tin để trả lời Hộ kinh doanh có xuất được hóa đơn không. Hy vọng các cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ hiểu rõ hơn các quy định về hóa đơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
VisioEdu chuyên gia đào tạo kế toán, kế toán thuế, kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Tại đây chúng tôi cung cấp nhiều khóa học từ cơ bản đến chuyên sâu dành cho các kế toán, kiểm toán. Bạn có thể tham khảo:
Khóa học: Ôn thi đại lý thuế
Khóa học Nhận diện rủi ro Báo cáo tài chính
Khóa học: Thuế chuyên sâu
Khóa học: Ôn thi CPA
Khóa học: Pháp luật về hợp đồng
Đăng ký ngay tại đây, nhận ưu đãi lên đến 30%: https://forms.gle/MsN2aanm7RFowakh9