Thời điểm này mặc dù các doanh nghiệp đã thực hiện xong nghĩa vụ về Thuế môn bài. Tuy nhiên, với một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả đang tạm ngừng hoạt động có một tình huống khá thú vị đó la: Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có phải nộp lệ phí môn bài hay không? Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
1. Tạm ngừng hoạt động có phải nộp lệ phí môn bài hay không?
Các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lưu ý, hiện nay theo các văn bản quy định về lệ phí môn bài bao gồm: Nghị định 139 thông tư 302 và Nghị định 126 thì đều không có quy định cụ thể đề cập đến việc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và hoạt động trở lại ở trong năm phải thực hiện đóng lệ phí môn bài như thế nào?
Ví dụ doanh nghiệp xin tạm dừng hoạt động bắt đầu từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023? Vậy trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có phải phải nộp lệ phí môn bài hay không? Và thời điểm nộp lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp này là như thế nào?
Theo quy định của thông tư 302 /2016/TT-BTC ngày 15/11/ 2016 của Bộ tài chính có quy định như sau: “Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.”
Như vậy, trường hợp này doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật. Và thời điểm nộp lệ phí môn bài cho doanh nghiệp năm 2023 là ngày 30/1/2023. Mặc dù doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn là xin tạm ngừng hoạt động.
2. Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động ở thời điểm nào thì không cần nộp lệ phí môn bài
Kế toán thường hiểu rằng, doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động từ ngày 01/01 năm dương lịch thì doanh nghiệp mới không phải nộp lệ phí môn bài. Đó là cách hiểu sai. Bởi theo quy định tại Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 của Chính phủ, doanh nghiệp không phải nộp lệ phí môn bài nếu thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
- Có văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30/1 hàng năm)
- Chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi trường hợp doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài rồi mới xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế thì cơ quan Thuế cũng sẽ không trả lại cho doanh nghiệp lệ phí môn bài đã nộp.
Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo đủ 2 điều kiện nêu trên thì doanh nghiệp phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Một điểm nữa mà doanh nghiệp cần lưu ý đó quy trình luân chuyển hồ sơ. Khi doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động nộp văn bản xin tạm ngừng lên sở kế hoạch đầu tư, sau đó Sở kế hoạch sẽ chuyển sang cho cơ quan Thuế. Vậy doanh nghiệp phải tính toán làm sao để văn bản xin tạm ngừng kinh doanh được sở kế hoạch đầu tư sẽ chuyển sang cho cơ quan Thuế phải trước ngày 31 tháng 1 hàng năm. Khi đó cơ quan Thuế chấp nhận cho doanh nghiệp không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
3. Mức nộp lệ phí môn bài mới nhất là bao nhiêu?
3.1. Mức nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức
Căn cứ vào vốn điều lệ được ghi trong giấy đăng ký hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc điều lệ hợp tác xã hoặc căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư mà tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ nộp lệ phí môn bài như sau:
STT | Căn cứ | Số tiền |
1 | Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng | 03 triệu đồng/năm |
2 | Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống | 02 triệu đồng/năm |
3 | Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 01 triệu đồng/ năm |
Các tổ chức nêu trên có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính thuế môn bài.
3.2. Mức nộp lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ kinh doanh
Căn cứ vào tổng doanh thu mà mức nộp lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
STT | Doanh thu | Số tiền |
1 | Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm | 300.000 đồng/năm |
2 | Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm | 500.000 đồng/năm |
3 | Trên 500 triệu đồng/năm | 01 triệu đồng/năm |
Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu thuế môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm mới ra kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:
Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình (trừ cá nhân cho thuê tài sản) là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Đối với cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản tại một địa điểm thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài cho địa điểm đó là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân phát sinh cho thuê tài sản tại nhiều địa điểm thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài cho từng địa điểm là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của các địa điểm của năm tính thuế, bao gồm cả trường hợp tại một địa điểm có phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản.
=> Xem thêm: Đối tượng và mức nộp Lệ phí môn bài