[social-share counters="0"]

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng hoạt động không?

Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến rất nhiều tổ chức và doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không tạo ra được lợi nhuận. Tạm ngừng hoạt động là một trong những giải pháp để bảo toàn nguồn lực và chờ đợi sự phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục này, có một số kế toán và nhà quản lý lại đặt ra một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay đó là: Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng hoạt động không? Hãy cùng xem câu trả lời từ chuyên gia ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là gì?

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là việc doanh nghiệp quyết định tạm dừng hoạt động kinh doanh, sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào như: ký hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường. Đây được xem là một giải pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và đáng cân nhắc nếu doanh nghiệp chưa muốn giải thể.

  1. Lý do doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng hoạt động 

Có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là một số lý do chính: 

– Do dịch bệnh, khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra khiến cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

– Do doanh nghiệp muốn thay đổi địa điểm kinh doanh hoặc cơ câu lại đội ngũ nhân sự nên muốn tạm ngừng kinh doanh để thực hiện việc thay đổi đó.

– Do quá trình kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không có lợi nhuận để chi trả các chi phí

– Do doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, chuyển hướng sang một lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nên muốn thực hiện tạm ngưng hoạt động. 

  1. Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng hoạt động không?

Theo chuyên gia thì việc doanh nghiệp nợ thuế không làm mất quyền của doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động. Tuy nhiên, theo quy định tại luật quản lý thuế 38 thì khi doanh nghiệp nợ thuế, kể cả trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc trả nợ thuế. Và cơ quan thuế hoàn toàn có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế

Ngoài các cái biện pháp mà cơ quan thuế có thể áp dụng trực tiếp đối với doanh nghiệp thì còn có thể áp dụng một cái biện pháp bổ sung khác. Đó là bản thân chủ doanh nghiệp hoặc là người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh khi mà doanh nghiệp còn đang nợ thuế cho nên các chủ doanh nghiệp chúng ta đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.

Trả lời của chuyên gia tại đây:

  1. Thời hạn tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp

Về thời hạn tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp thì không được quá một năm. Tuy nhiên theo Luật doanh doanh nghiệp 2020 về tạm ngừng doanh nghiệp thì trước khi thời hạn tạm ngừng kết thúc, doanh nghiệp có thể gia hạn tạm ngừng, số lần gia hạn không hạn chế. 

  1. Thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp:

5.1. Hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp:

– Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

– Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…);

– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn/ hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

5.2. Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp:

– Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất là 03 ngày trước khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo bao gồm:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp.

–  Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.

 

–  Lý do tạm ngừng.

– Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra kết quả:

– Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

– Không thu lệ phí cho thủ tục này

  1. Lưu ý khi tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp:

Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Visioedu liên quan đến vấn đề: Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng hoạt động không? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. 

Xem thêm: DN Tạm ngừng hoạt động có phải nộp lệ phí môn bài không

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th10 2024

    Lập báo cáo tài chính là công việc đòi hỏi kế toán không chỉ vững chuyên môn mà còn cần…

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Bảng cân đối kế toán là bước đột phá mở ra cơ hội thăng tiến cho kế toán. Là…

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Báo cáo Tài chính là công việc mà mọi kế toán đều phải thực hiện trước các kỳ quyết…

    Hệ thống các báo các tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Hệ thống các báo cáo tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng để doanh nghiệp nộp lên Cơ quan Thuế và công bố…

    Bài cùng tác giả
    Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì

    Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì để không bị phạt

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th4 2024

    Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, để chính thức đi vào hoạt động và tránh bị phạt thì…

    5 Điều quan trọng về kỳ thi CPA

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th4 2023

    Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam là điều mà kế toán, kiểm toán cần…

    kế toán thuế và kế toán nội bộ

    Kế toán thuế và kế toán nội bộ nên chọn vị trí nào?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    30 Th11 2023

    Kế toán thuế và kế toán nội bộ là hai vị trí kế toán không thể thiếu trong bất kỳ…

    6 vấn đề cần chú ý để tránh mất điểm phần Thuế Thu nhập doanh nghiệp

    6 Lưu ý để tránh mất điểm phần Thuế Thu nhập doanh nghiệp khi thi Đại lý thuế 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th2 2024

    Trong đề thi Đại lý Thuế, trọng tâm kiến thức của bài thi về Thuế Thu nhập doanh nghiệp sẽ…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành