Kế toán và kiểm toán là 2 ngành học đang rất hot tại Việt Nam, thu hút nhiều học viên quan tâm bởi sự cần thiết, cũng như cơ hội việc làm và thăng tiến rộng mở. Nhưng giữa 2 ngành này nên học kế toán hay kiểm toán là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sự khác biệt giữa kế toán và kiểm toán, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định chín chắn về hướng nghề nghiệp của mình.
1. Khái niệm kế toán và kiểm toán
1.1 Kế toán là gì?
Kế toán (tiếng Anh là Accounting) là người chịu trách nhiệm đo lường, xử lý, ghi chép thu chi, dữ liệu tài chính và lên báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán viên còn có nhiệm vụ lưu trữ sổ sách, chứng từ và toàn bộ tài liệu quan trọng của công ty.
Tất cả thông tin, số liệu mà kế toán cung cấp đều phải chính xác và minh bạch không chỉ nhằm mục đích kê khai cho cơ quan nhà nước mà còn để chủ doanh nghiệp cân đối, điều chỉnh và phát triển kế hoạch kinh doanh.
1.2. Kiểm toán là gì?
Nếu kế toán chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tài chính thông qua báo cáo tài chính thì công việc của kiểm toán (audit) là kiểm tra và xác minh tính chính xác của những báo cáo tài chính đó.
Nghĩa là kiểm toán viên sẽ thu thập, đối chiếu và đánh giá thông tin mà kế toán cung cấp dựa trên các chuẩn mực kiểm toán và quy định hiện hành của pháp luật.
Có thể nói, báo cáo kiểm toán là căn cứ vô cùng tin cậy đối với nhà đầu tư trong việc đánh giá mức độ tin cậy, sự minh bạch và tính chuẩn xác của báo cáo tài chính. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để đánh giá mức độ chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.
2. Ưu điểm và nhược điểm của kế toán và kiểm toán
Nên học kế toán hay kiểm toán, lựa chọn nào sẽ phù hợp với bạn. Để trả lời được câu hỏi này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu và nhược điểm của kế toán và kiểm toán.
2.1 Ưu và nhược điểm của kế toán
* Về ưu điểm:
– Được tiếp xúc và làm quen với nhiều phần mềm kế toán;
– Học hỏi được nhiều kiến thức nghiệp vụ, có cơ hội thăng tiến trong tương lai;
– Khối lượng công việc của kế toán khá ổn định, không chịu quá nhiều áp lực trừ các khoảng thời gian chốt sổ cuối tháng, cuối năm;
– Có thể thành lập công ty dịch vụ kế toán nếu xây dựng được nhiều mối quan hệ, có vốn và tích lũy đủ kinh nghiệm thực tế.
* Về nhược điểm:
– Tính chất công việc rập khuôn, dễ gây ra cảm giác nhàm chán trong công việc;
– Đòi hỏi sự chính xác 100% từ những số liệu nhỏ nhất nên gây nhiều áp lực trong công việc.
2.2 Ưu và nhược điểm của kiểm toán
* Về ưu điểm:
– Được đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên từ kinh nghiệm thực tế của các anh chị đi trước, hoặc từ các chương trình đào tạo theo cấp bậc của công ty kiểm toán độc lập;
– Được va chạm, làm việc với nhiều loại hình công ty: ngân hàng, công ty sản xuất, công ty thương mại, doanh nghiệp tư nhân… là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm ở nhiều ngành nghề;
– Nâng cao kỹ năng giao tiếp khi được tiếp xúc với nhiều khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên môn, tạo mối quan hệ tốt;
– Nâng cao kỹ năng quản lý thời gian bởi những áp lực từ công việc;
– Khi đã tích lũy được kinh nghiệm chuyên môn và đủ vốn, kiểm toán viên có thể suy nghĩ đến việc thành lập công ty dịch vụ kiểm toán.
* Về nhược điểm:
– Khối lượng công việc lớn, nhiều áp lực;
– Yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận, luôn minh bạch và khách quan;
– Bắt buộc phải có kiến thức chuyên môn về kế toán và kiểm toán
3. Điểm khác nhau giữa kế toán và kiểm toán
Tiêu chí | Kế toán |
Kiểm toán |
Thời điểm bắt đầu công việc | Công việc kế toán bắt đầu khi các giao dịch tài chính diễn ra. | Công việc của kiểm toán bắt đầu khi kết thúc công việc của kế toán. |
Hệ thống phương pháp | Bao gồm 4 phương pháp:
– Chứng từ kế toán. – Tài khoản kế toán. – Tính giá. – Tổng hợp cân đối kế toán. |
Kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ |
Tính chất công việc | Kế toán giữ các bản ghi, sổ sách về giao dịch tài chính. | Kiểm toán kiểm tra các sổ sách, bản ghi |
Phạm vi | Chuẩn bị các bản báo cáo về lợi nhuận, bảng cân đối các tài khoản và các báo cáo khác theo sự hướng dẫn của công ty kiểm toán. | Kiểm tra sổ sách kế toán, xem xét tính khách quan của họ xem có tuân thủ các quy định của pháp luật hay không. |
Nhân sự | Kế toán là một nhân sự của một tổ chức và nhận lương từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức đó. | Kiểm toán là một người độc lập và được chỉ định làm việc trong một khoảng thời gian cụ thể. Nhận được một khoản thù lao từ việc kiểm toán. |
Báo cáo | Bao gồm các loại báo cáo:
+) Bảng cân đối kế toán. +) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. +) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. +) Bản thuyết minh báo cáo tài chính. |
Bao gồm 2 loại báo cáo:
+) Báo cáo kiểm toán +) Biên bản kiểm toán |
Việc chuẩn bị báo cáo | Không nhất thiết phải chuẩn bị báo cáo ngay sau khi ghi chép sổ sách. Nhưng cần báo cáo định kỳ (cuối tháng, cuối năm…) | Phải chuẩn bị và trình bày báo cáo ngay sau khi hoàn thành công việc của mình cho các cơ quan có liên quan. |
Trách nhiệm | Kế toán viên chịu trách nhiệm với người quản lý. | Đơn vị kiểm toán chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu hoặc cổ đông. |
4. Thực trạng ngành kế toán và kiểm toán hiện nay
4.1. Thực trạng của ngành kế toán
Hiện nay, kế toán là vị trí quan trọng và không thể thiếu tại các tổ chức, công ty, doanh nghiệp và tập đoàn hiên nay. Vì vậy, nếu lựa chọn kế toán, bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng không có việc làm và thất nghiệp. Bởi theo thống kê đã công bố năm 2023 kế toán nằm trong top 5 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất tại Việt Nam hiện nay
Tuy nhiên, ngành kế toán là ngành đang thiếu hụt nhân sự, đặc biệt là đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn cao. Vì vậy để có mức lương cao, đồng thời để đảm bảo sự phát triển nghề nghiệp và tương lai tươi sáng thì kế toán cần tích lũy nhiều kinh nghiệm cũng như sở hữu các loại chứng chỉ để thăng tiến nhanh hơn.
>> Xem thêm: Chứng chỉ kế toán nên sở hữu
4.2. Thực trạng của ngành Kiểm toán hiện nay
Thực tế, Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn về kiểm toán, khi mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong nước và nhiều doanh nghiệp, tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài đổ vốn vào đầu tư.
Tuy nhiên, nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên ưng ý, trong khi rất nhiều ứng viên lại không thể ứng tuyển. Nguyên nhân chính là do thực tế có rất ít ứng viên đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp. Chỉ có tấm bằng đại học không đủ để chứng tỏ năng lực trong khi các chứng chỉ được công nhận vẫn còn ít ỏi tại Việt Nam. Điều này là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng “cung không gặp cầu” trong ngành kiểm toán.
4.3. Nên học kế toán hay kiểm toán
Cả kế toán và kiểm toán đều sẽ đòi hỏi tính cẩn thận, chi tiết và chính xác cao, khả năng chịu được áp lực công việc và thông thạo các kỹ năng tin học văn phòng. Nếu bạn là một người thích ổn định thì nên lựa chọn đi theo ngành kế toán, còn nếu là một người ưa xê dịch và mạnh về giao tiếp thì ngành kiểm toán sẽ là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên cũng cần dựa vào dựa vào sở thích cá nhân của mỗi người. Dù là chọn ngành nào thì cũng yêu cầu ứng viên kinh nghiệm và kiến thức. Vì vậy, hãy bắt đầu công việc từ những công ty nhỏ để thành thạo quy trình và kĩ năng rồi sau đó thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp lớn, chuyên nghiệp và có thu nhập tốt.
Hi vọng với nội dung bài viết trên đã giúp bạn đưa ra được lựa chọn nên học kế toán và kiểm toán.
VisioEdu đào tạo kế toán, kế toán thuế, kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Tại VisioEdu chúng tôi đang có các khóa học giúp kế toán, kiểm toán đạt được mức lương tốt hơn, thăng tiến nhanh trong công việc và thậm chí, có thể tự xây dựng sự nghiệp riêng. VisioEdu cam kết luôn hỗ trợ hết mình để biến mỗi kế toán và kiểm toán trở thành chuyên gia trong ngành.
Tham khảo ngay khóa học: Ôn thi CPA tại VisioEdu để sở hữu chứng chỉ kế toán, kiểm toán và trở thanh chuyên gia trong ngành bạn nhé!
Đăng ký ngay khóa học Ôn thi CPA, APC tại: https://bit.ly/VisioEdu_DangkyOnthiCPA
Đăng ký ngay khóa học Ôn thi Đại lý thuế tại: https://bit.ly/VisioEdu_DangKyDaiLyThue