Công thức tính Thuế Thu nhập cá nhân

Công thức tính Thuế Thu nhập cá nhân không chỉ quan trọng với cá nhân người nộp thuế mà còn quan trọng với kế toán doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong doanh nghiệp, hầu hết người lao động do kế toán doanh nghiệp chịu trách nhiệm quyết toán và nộp thuế thay. Bài viết dưới đây VisioEdu sẽ giúp bạn cập nhật công thức tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất!

1. Thuế Thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) là khoản tiền người lao động trích ra từ thu nhập hàng tháng để đóng cho cơ quan Thuế nộp vào ngân sách chung của nhà nước. Trường hợp người lao động có mức thu nhập thấp, chưa đến mức cần đóng thuế theo quy trịnh sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ đóng Thuế TNCN. Trường hợp có người thân phụ thuộc, người lao động sẽ được miễn trừ Thuế TNCN theo quy định của pháp luật.  Theo đó mức thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải đóng càng lớn. 

Công thức tính Thuế Thu nhập cá nhân

2. Công thức tính Thuế Thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Với thu nhập từ tiền lương, tiền công, hiện nay có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Mỗi đối tượng sẽ có công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương khác nhau. Cụ thể:

2.1 Với đối tượng cá nhân cư trú

Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, công thức tính Thuế Thu nhập cá nhân sẽ như sau:  

* Trường hợp 1: Với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – các khoản được miễn – các khoản giảm trừ) x thuế suất

Trong đó:

– Tổng thu nhập bao gồm: Tổng tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp trong tháng mà người lao động được nhận và thuộc thu nhập phải chịu Thuế TNCN

– Các khoản được miễn: Là thu nhập từ việc làm đêm hoặc thêm giờ trả cao hơn so với tiền lương hoặc tiền công làm ban ngày. Và được xác định theo công thức:

Tiền lương hoặc tiền công trả cao hơn khi làm ban đêm hoặc làm thêm giờ được miễn thuế = Tiền lương, tiền công thực trả làm ban đêm, làm thêm giờ – mức tiền lương, tiền công tính ngày làm việc bình thường.

– Các khoản giảm trừ trong công thức tính thuế thu nhập cá nhân bao gồm: 

+) Giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế 11 triệu/ tháng, tương đương 132 triệu đồng/năm. Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

+) Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo và quỹ hưu trí tự nguyện.

– Thuế suất: Để tính Thuế thu nhập cá nhân có 2 phương pháp tính là: 

+) Phương pháp luỹ tiến từng phần:

Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm Phần thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất
1 Đến 60 triệu đồng Đến 5 triệu đồng 5%
2 Trên 60 – 120 triệu đồng Trên 05 – 10 triệu đồng 10%
3 Trên 120 – 216 triệu đồng Trên 10 – 18 triệu đồng 15%
4 Trên 216 – 384 triệu đồng Trên 18 – 32 triệu đồng 20%
5 Trên 384 – 624 triệu đồng Trên 32 – 52 triệu đồng 25%
6 Trên 624 – 960 triệu đồng Trên 52 – 80 triệu đồng 30%
7 Trên 960 triệu đồng Trên 80 triệu đồng 35%

 

+) Phương pháp rút gọn:

Bậc Thu nhập tính Thuế Thuế suất Tính số Thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 trđ 5% 0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế) 5% TNTT
2 Trên 05 – 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 – 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 – 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
5 Trên 32 – 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 – 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

 

* Trường hợp 2: Công thức tính Thuế Thu nhập cá nhân với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động dưới 3 tháng trở xuống. 

Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thì đối tượng có thu nhập từ 2 triệu đồng/ lần trở lên sẽ phải nộp Thuế ở mức 10% trên tổng thu nhập. Tiền Thuế sẽ bị trừ vào ngay trước khi người lao động được trả thu nhập tiền công, tiền lương.

Theo đó, người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký dưới 3 tháng sẽ có công thức tính Thuế Thu nhập cá nhân như sau: 

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

2.2 Với cá nhân không cư trú

Cách tính thuế thu nhập cá nhân với cá nhân không cư trú được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Thuế TNCN phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó: Thu nhập chịu Thuế là thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công khác.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân online

3. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập khác

Với thu nhập từ các nguồn thu nhập khác, công thức tính thuế thu nhập cá nhân lại khác hoàn toàn với với công thức bên trên.

* Từ hoạt động kinh doanh: 

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC thì thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh sẽ được tính theo công thức sau: 

Thuế TNCN = Doanh thu x thuế suất

Trong đó:

Doanh thu: Là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền hoa hồng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính Thuế. Đặc biệt, doanh thu này không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa.

Thuế suất: Áp dụng với từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và được quy định cụ thể tại phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC

* Từ đầu tư vốn

Theo Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn được tính như sau: 

Thuế TNCN = 5% x Thu nhập tính thuế

* Từ chuyển nhượng vốn góp

Căn cứ vào Điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp = 20% x Thu nhập tính thuế

* Từ chuyển nhượng chứng khoán

Theo Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán sẽ được áp dụng theo công thức: 

 Thuế TNCN = 0,1% x Thu nhập tính thuế

* Từ chuyển nhượng bất động sản

Căn cứ Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì công thức tính Thuế Thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng được tính theo công thức sau: 

Thuế TNCN = 2% x Giá chuyển nhượng

* Từ trúng thưởng

Thuế Thu nhập cá nhân sẽ được tính theo công thức tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

Thuế TNCN = 10% x Thu nhập tính thuế

* Từ bản quyền

Áp dụng Khoản 4 Điều 13 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì Thuế TNCN từ bản quyền = 5% x Thu nhập tính thuế 

* Từ nhượng quyền thương mại

Tại Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định, Thuế TNCN từ nhượng quyền Thương mại = 5% x Thu nhập tính thuế

* Từ nhận thừa kế, quà tặng

Căn cứ Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, Thuế TNCN từ thừa kế cho tặng sẽ áp dụng theo công thức: 

Thuế TNCN = 10% x Thu nhập tính thuế

Trên đây là công thức tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết cho từng trường hợp cụ thể. Nếu bạn còn các vướng mắc về cách xác định thu nhập chịu thuế hoặc bất cứ vướng mắc nào liên quan đến thuế Thu nhập cá nhân, bạn có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ tại: https://www.facebook.com/visio.edu.vn.

Hoặc tham dự khóa học Hành Nghề Thuế Chuyên Sâu để tự tin trở thành chuyên gia tư vấn thuế sau 1 khóa học TẠI ĐÂY.

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th10 2024

    Lập báo cáo tài chính là công việc đòi hỏi kế toán không chỉ vững chuyên môn mà còn cần…

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Bảng cân đối kế toán là bước đột phá mở ra cơ hội thăng tiến cho kế toán. Là…

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Báo cáo Tài chính là công việc mà mọi kế toán đều phải thực hiện trước các kỳ quyết…

    Hệ thống các báo các tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Hệ thống các báo cáo tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng để doanh nghiệp nộp lên Cơ quan Thuế và công bố…

    Bài cùng tác giả
    Đối tượng không chịu thuế GTGT

    Các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    30 Th6 2024

    Hiện nay có một số loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng phải chịu thuế GTGT. Thế nhưng cũng…

    Báo cáo Tài chính là gì? Doanh nghiệp cần nộp Báo cáo Tài chính khi nào?

    Báo cáo Tài chính là gì? Doanh nghiệp cần nộp Báo cáo Tài chính khi nào?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th10 2022

    Báo cáo Tài chính là hồ sơ không thể thiếu mà kế toán cần lập hàng năm. Báo cáo Tài chính…

    Đào tạo Inhouse kế toán tại Fecon

    VisioEdu trực tiếp đào tạo Inhouse kế toán cho tập đoàn FECON

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th11 2023

    Đào tạo inhouse kế toán luôn là công tác được hầu hết doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt đối với…

    Bộ đề ôn thi chứng chỉ Đại lý Thuế – Kiến thức cập nhật, lời giải chi tiết

    Giảng viên: Tác giả: Mr Author
    21 Th4 2022

    Sở hữu chứng chỉ Đại lý Thuế là mục tiêu thể hiện khát khao chinh phục đỉnh cao trong nghề…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành