Chứng chỉ Kiểm toán viên (Chứng chỉ CPA) Việt Nam và những điều bạn cần biết

Chứng chỉ Kiểm toán viên (Chứng chỉ CPA) là một trong những chứng chỉ quan trọng giúp kế toán phát triển cao trong sự nghiệp. Giúp kế toán nắm bắt cơ hội trở thành kế toán trưởng hoặc giám đốc tài chính. Vậy liệu bạn có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi và sở hữu chứng chỉ này hay không? Cùng VisioEdu tìm hiểu về điều kiện tham dự kỳ thi và nhận Chứng chỉ CPA Việt Nam trong bài viết này nhé!

 

1. Công việc bắt buộc có Chứng chỉ CPA Việt Nam

Không phải tất cả kế toán – kiểm toán viên đều bắt buộc phải sở hữu Chứng chỉ CPA, nhưng nếu sở hữu chứng chỉ này giúp bạn có “đòn bẩy” để phát triển sự nghiệp.

VisioEdu sẽ liệt kê một số công việc bắt buộc cần có Chứng chỉ CPA gồm:

– Thứ nhất là người đại diện theo pháp luật như Giám đốc, Tổng Giám đốc (công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh) hoặc chủ doanh nghiệp các công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

– Thứ hai là thành viên góp vốn của công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên kinh doanh dịch vụ kế toán.

– Thứ ba là kiểm toán viên ở các công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân cần ít nhất 5 kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên CPA khi đăng ký thành lập).

Nếu bạn muốn giữ các chức vụ mà VisioEdu vừa nêu trên thì bắt buộc bạn cần phải sở hữu Chứng chỉ CPA.

Chứng chỉ Kiểm toán viên (Chứng chỉ CPA) Việt Nam và những điều bạn cần biết

2. Điều kiện tham dự kỳ thi Chứng chỉ CPA Việt Nam

Không phải ai cũng đủ điều kiện tham dự kỳ thi Chứng chỉ CPA. Bởi để được tham dự kỳ thi Chứng chỉ CPA Việt Nam bạn cần đáp ứng được tất cả những điều kiện theo quy định của pháp luật cả về học vấn và kinh nghiệm làm việc. Cùng VisioEdu tìm hiểu điều kiện dự thi Chứng chỉ CPA là gì trong phần tiếp theo nhé!

2.1 Đối tượng dự thi

Đối tượng đăng ký thi Chứng chỉ CPA tại Việt Nam có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài và phải đáp ứng đủ các điều kiện về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và một số điều kiện khác theo quy định chung.

2.2 Điều kiện dự thi Chứng chỉ CPA Việt Nam

Theo quy định mới nhất, để được tham dự kỳ thi Chứng chỉ CPA Việt Nam bạn cần đáp ứng được 3 tiêu chí mà VisioEdu nêu sau: 

– Về trình độ học vấn: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng. Nếu học các chuyên ngành khác thì tổng số tiết học của các môn: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính và Thuế phải chiếm ít nhất 7% trên tổng số tiết học của cả khóa học.

– Về kinh nghiệm làm việc: Có thời gian làm việc thực tế trong ngành tài chính, kế toán từ 36 tháng (3 năm) trở lên, tính từ tháng tốt nghiệp đại học (hoặc tốt nghiệp tạm thời) cho đến thời điểm đăng ký dự thi. Hoặc 48 tháng (4 năm) trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học đến thời điểm đăng ký dự thi đối với người có thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán, ở các doanh nghiệp kiểm toán.

– Những điều kiện khác: Ứng viên phải đảm bảo quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các quy định pháp luật tính đến thời điểm dự thi. Bên cạnh đó, cần đảm bảo cung cấp đúng, đủ các loại giấy tờ và lệ phí niêm yết trước kỳ thi.

3. Chứng chỉ CPA Việt Nam được công nhận tại quốc gia nào

Chứng chỉ CPA Việt Nam được công nhận tại Việt Nam giúp kế toán có nhiều cơ hội phát triển trong sự nghiệp và trở thành kiểm toán viên. 

Ngoài ra, CPA Việt Nam cũng đang dần khẳng định được vị thế trong khối ASEAN và tại Úc. Chứng chỉ CPA Việt Nam hiện nay đã được công nhận từng phần tại Úc. Nếu bạn sở hữu Chứng chỉ CPA Việt Nam sẽ được miễn 3/12 môn thi CPA Úc.

Xem thêm: Khóa ôn thi Chứng chỉ CPA Việt Nam hiệu quả

4. Các môn thi Chứng chỉ CPA Việt Nam

Các môn thi chứng chỉ kiểm toán viên (Chứng chỉ CPA) Việt Nam bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập, tình huống. Bộ tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán.

Theo Thông tư 129/2012/TT-BTC mới nhất của Bộ tài chính, đối tượng tham dự kỳ thi Chứng chỉ CPA chia là 2 đối tượng, đã có chứng chỉ kế toán và chưa có chứng chỉ kế toán. Cùng VisioEdu tìm hiểu về các môn thi trong kỳ thi Chứng chỉ CPA Việt Nam ở phần dưới đây nhé.

Nếu bạn chưa có chứng chỉ kế toán, nội dung ôn thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán (Chứng chỉ CPA Việt Nam) gồm 7 môn thi sau:

– Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
– Thuế và quản lý thuế nâng cao.
– Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.
– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.
– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.
– Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp,Đức, Trung quốc.

Đối với người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán thì chỉ cần thi 3 môn sau:

– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.
– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.
– Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung quốc.

5. Cấu trúc chung đề thi Chứng chỉ CPA Việt Nam

Đối với tất cả các môn thi trừ môn Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài viết trong thời gian 180 phút. Còn đối với môn thi ngoại ngữ thì người dự thi phải làm bài thi viết trong vòng 120 phút.

6. Điều kiện để nhận Chứng chỉ CPA Việt Nam

Để vượt qua kỳ thi chứng chỉ kiểm toán CPA thì bạn phải thi 7 môn như VisioEdu đã nêu ở trên. Trong đó, tổng điểm cần đạt 38 điểm trở lên (trừ môn ngoại ngữ chỉ xét đạt), mỗi môn không được dưới 5 điểm.

Đối với người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán khi tham dự thi lấy Chứng chỉ CPA cần phải đạt tổng 12,5 điểm trở lên (trừ môn môn ngoại ngữ chỉ xét đạt), trong đó mỗi môn không được dưới 5 điểm.

7. Thời hạn hiệu lực của Chứng chỉ CPA

Theo quy định tại Thông tư 91/2017/TT-BTC, Điều 22, 23 có quy định như sau:

“Cấp chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên cho người đạt kết quả thi.
2. Chứng chỉ kiểm toán viên (Phụ lục số 04) hoặc chứng chỉ kế toán viên (Phụ lục số 05) được trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp; trường hợp bị mất sẽ không được cấp lại.
3. Chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán.

Chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Kê khai không trung thực về quá trình và thời gian làm việc, kinh nghiệm công tác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
b) Sửa chữa, giả mạo hoặc gian lận về bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
c) Thi hộ người khác hoặc nhờ người khác thi hộ trong kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định mới nhất, chứng chỉ kiểm toán viên CPA có giá trị vô thời hạn. Tuy nhiên, nếu kế toán làm mất chứng chỉ sẽ không được cấp lại mà phải tham dự kỳ thi từ đầu. Đồng thời, nếu vi phạm quy định, kế toán cũng sẽ bị thu hồi chứng chỉ.

Tuy nhiên, về thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán) theo Thông tư mới số 296/2016/TT-BTC có thời hạn tối đa là 60 tháng (tức 5 năm) nhưng không quá ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích mà VisioEdu muốn chia sẻ về Chứng chỉ CPA và điều kiện tham dự kỳ thi Chứng chỉ CPA Việt Nam. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về CPA để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này.

Xem thêm:

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Hạch toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

    Hướng dẫn hạch toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    27 Th7 2024

    Hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là rủi ro thu hồi công nợ. Việc…

    chi phí được trừ khi tính thuế tncn

    Các khoản chi phí được trừ khi tính Thuế TNCN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th7 2024

    Thuế Thu nhập Cá nhân (TNCN) là khoản thuế bắt buộc mà mỗi cá nhân có thu nhập trên mức…

    Báo cáo tài chính hợp nhất là gì

    Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Những điều kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th7 2024

    Báo cáo tài chính hợp nhất là công cụ quan trọng giúp đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả…

    xử lý sai sót trên báo cáo tài chính

    Xử lý sai sót trên Báo cáo Tài chính tránh rủi ro về Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th7 2024

    Trong quá trình lập và trình bày Báo cáo Tài chính, kế toán khó có thể tránh khỏi những sai…

    Bài cùng tác giả
    Khấu hao tài sản cố định: Những ảnh hưởng đến bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp

    Khấu hao tài sản cố định: Những ảnh hưởng đến bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th2 2023

    Trong quá trình sử dụng, đa số doanh nghiệp gặp phải vấn đề tài sản cố định bị hao mòn…

    miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết

    Các trường hợp miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    05 Th4 2024

    Doanh nghiệp được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết khi nào là câu hỏi mà chúng tôi nhận…

    Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không

    Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th6 2024

    Thuế nhập khẩu là gì? Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được…

    VisioEdu Đào Tạo Inhouse Thuế Cho Viện Rosa Luxemburg Stiftung

    VisioEdu Đào Tạo Inhouse Về Thuế Cho Viện Rosa Luxemburg Stiftung

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    03 Th1 2024

    VisioEdu được rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên cả nước biết đến là đơn vị đào tạo Inhouse…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành