Chứng chỉ CPA là gì mà hầu hết kế toán viên đều mong muốn có được? Nếu bạn là một kế toán viên mới ra trường hoặc đã đi làm được vài năm nhưng vẫn chưa hiểu rõ về Chứng chỉ CPA là gì và tại sao chúng ta lại cần thi chứng chỉ CPA, thì hôm nay Visio Edu sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về chứng chỉ này nhé!
1. Chứng chỉ CPA là gì?
Cụm từ CPA là viết tắt của Certified Public Accountants có thể được hiểu là những kế toán viên công chứng được cấp phép. Hay còn được hiểu là những người hành nghề kế toán – kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế.
Với những người làm trong nghề kế toán, kiểm toán, tài chính, thì chứng chỉ CPA là một chứng chỉ vô cùng quan trọng. Tại Việt Nam, Chứng chỉ CPA Việt Nam là một chứng chỉ hành nghề của kiểm toán viên. Với chứng chỉ này bạn mới được xem là một kiểm toán viên, có quyền điều hành hoạt động kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán tại Việt Nam.
2. Lợi ích khi có chứng chỉ CPA
Đối với 1 kế toán viên, việc sở hữu chứng chỉ CPA là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi chứng chỉ CPA là minh chứng cho kỹ năng công việc và trình độ chuyên môn cao của 1 người kế toán. Khi sở hữu chứng chỉ này bạn sẽ tự do lựa chọn công việc mình mong muốn như:
– Miễn thi 1 phần khi thi chứng chỉ ACCA và CPA
Không chỉ được công nhận ở Việt Nam mà CPA Việt Nam còn được Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) và CPA Úc (CPA Australia) công nhận từng phần. Người đã có chứng chỉ CPA Việt Nam sẽ được miễn 4/14 môn thi khi lấy chứng chỉ ACCA và được miễn 3/12 khi đi lấy chứng chỉ CPA Úc.
– Mở rộng cơ hội làm việc
Không phải người làm kiểm toán nào cũng đạt được chứng chỉ CPA Việt Nam. Và khi đã sở hữu chứng chỉ này, bạn được công nhận là một kiểm toán viên chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn vững vàng và có các kỹ năng cần thiết bởi cơ quan có thẩm quyền trong nước. Vì vậy, bạn dễ dàng xin việc tại các tập đoàn đa quốc gia, những công ty lớn trong nước với cơ hội thăng tiến cao.
– Tự thành lập công ty, doanh nghiệp
Bạn có thể tự thành lập công ty, doanh nghiệp riêng liên quan đến lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán. Hoặc tư vấn, quản lý tài chính cho cá nhân hoặc các công ty, doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
>>> Điều kiện và Hồ sơ cần thiết để thi chứng chỉ kiểm toán viên CPA