Báo cáo Tài chính là hồ sơ không thể thiếu mà kế toán cần lập hàng năm. Báo cáo Tài chính còn được ví như một “thư ký” thống kê lại tất cả các hoạt động kinh doanh và liên quan trực tiếp đến ngân sách của doanh nghiệp. Trong bài viết này, VisioEdu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Báo cáo Tài chính và thời hạn nộp.
1. Báo cáo Tài chính là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Báo cáo Tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Nói cách khác, Báo cáo Tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.
Một điểm mà VisioEdu muốn nhấn mạnh đó là tất cả loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam đều phải lập Báo cáo Tài chính. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp Báo cáo Tài chính đúng thời hạn, chính xác theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
Theo quy định của pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày Báo cáo Tài chính. Đối với các công ty có đơn vị trực thuộc, ngoài Báo cáo Tài chính năm thì phải lập Báo cáo Tài chính tổng hợp hoặc hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên Báo cáo Tài chính của đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm Báo cáo Tài chính năm thì phải lập Báo cáo Tài chính giữa niên độ hay còn gọi là báo cáo quý (trừ quý IV).
2. Báo cáo Tài chính gồm mấy loại?
Tiếp theo, để giúp bạn hiểu rõ hơn về Báo cáo Tài chính, VisioEdu sẽ cùng bạn phân tích các loại Báo cáo Tài chính hiện nay.
Báo cáo Tài chính hiện nay gồm 5 loại cơ bản sau:
– Báo cáo kết quả kinh doanh: Trình bày tóm lược các số liệu về doanh thu, lợi nhuận, chi phí, kết quả kinh doanh trên phương diện so sánh với cùng kỳ tương ứng (tháng, quý, năm) của năm trước đó. Trong đó, phần quan trọng nhất là thông tin kết quả kinh doanh của đơn vị – lợi nhuận (lãi/ lỗ) – được tính bằng phần doanh thu và thu nhập trừ đi chi phí. Thông qua báo cáo này bạn và VisioEdu đều có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty.
– Báo cáo vốn chủ sở hữu: Nội dung của báo cáo bao gồm các số liệu về vốn chủ sở hữu đầu kỳ – cuối kỳ, vốn chủ sở hữu tăng thêm do lợi nhuận hoặc từ hoạt động đầu tư bổ sung, vốn chủ sở hữu giảm đi do lỗ, kinh doanh không hiệu quả hoặc do cổ đông rút vốn. Trong VAS (dịch vụ giá trị gia tăng), báo cáo này được trình bày trong phần thuyết minh Báo cáo Tài chính. Còn trong IFRS (chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế), báo cáo này được tách riêng vì tính chất quan trọng đối với nhà đầu tư.
– Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán liệt kê tất cả tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty vào một thời điểm (ngày) cụ thể, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Qua bảng này chúng ta sẽ biết rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo này liên quan đến các khoản tiền, luồng tiền ra – vào, tình hình sử dụng tiền, số dư đầu kỳ – cuối kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo này cho biết trong kỳ doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu tiền, đã sử dụng bao nhiêu tiền, tiền được tạo ra từ hoạt động nào và tiền được sử dụng vào hoạt động nào.
– Thuyết minh Báo cáo Tài chính: Đây là báo cáo bổ sung dùng để giải trình cho những thông tin đã trình bày hoặc chưa được trình bày trong những Báo cáo Tài chính khác.
3. Thời hạn nộp Báo cáo Tài chính là khi nào?
Đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau thì thời hạn nộp Báo cáo Tài chính cũng khác nhau. Cùng VisioEdu tìm hiểu về thời hạn nộp Báo cáo Tài chính của từng loại hình doanh nghiệp nhé!
– Doanh nghiệp Nhà nước
Đối với doanh nghiệp Nhà nước cần nộp Báo cáo Tài chính theo quý và theo năm, trong đó thời hạn nộp như sau:
+ Thời hạn nộp Báo cáo Tài chính quý: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước sẽ nộp Báo cáo Tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định.
+ Thời hạn nộp Báo cáo Tài chính năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp Báo cáo Tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.
– Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh
Đối với các doanh nghiệp khác thì chỉ cần nộp Báo cáo Tài chính năm mà không cần nộp Báo cáo Tài chính quý.
+ Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo Tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Các đơn vị kế toán khác
+ Các đơn vị kế toán khác thời hạn nộp Báo cáo Tài chính chậm nhất là 90 ngày.
+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo Tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.
Để bạn dễ hiểu hơn, VisioEdu lấy 1 ví dụ thực tế sau: Thời hạn bộ nộp Báo cáo Tài chính năm 2022 của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh chậm nhất là ngày 30/01/2023. Đối với đơn vị kế toán khác thì thời gian nộp Báo cáo Tài chính chậm nhất là ngày 31/3/2023. Thời hạn nộp báo cáo cũng là thời gian nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động.
Trên đây là những chia sẻ của VisioEdu về các vấn đề quan trọng liên quan đến Báo cáo Tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình lập Báo cáo Tài chính cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro mà bất cứ kế toán nào cũng cần nắm vững.
Vậy làm sao để nhận diện rủi ro, phòng tránh sai phạm khi lập Báo cáo Tài chính? Bạn hoàn toàn có thể tự tin làm việc đó khi tham gia khóa học Nhận diện rủi ro Báo cáo Tài chính tại VisioEdu. Chỉ sau 6 buổi học, chuyên gia Nguyễn Ngọc Minh sẽ giúp bạn:
- Biết cách lập Báo cáo Tài chính tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán.
- Nằm lòng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro của Cơ quan Thuế.
- Có biện pháp phòng tránh sai sót, giảm thiểu rủi ro khi có thanh tra, kiểm tra Thuế.
>> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học tại đây: https://visio.edu.vn/khoa-hoc/bao-cao-tai-chinh/