9 Loại sắc thuế hiện hành tại Việt Nam kế toán cần nắm rõ

Sắc thuế là một trong các quy định quan trọng để nhà nước kiểm soát người nộp thuế, đảm bảo sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế nước nhà. Bất kỳ cá nhân, tổ chức, không phân biệt giới tính, ngành nghề đều có nghĩa vụ phải đóng thuế theo quy định của pháp luật về Thuế. Mỗi sắc thuế có chứng năng và đối tượng chịu thuế riêng, nhưng đồng thời các sắc thuế cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 

Ở bài viết này, VisioEdu sẽ giúp bạn hiểu rõ sắc thuế là gì và 9 loại sắc thuế hiện hành tại Việt Nam mà kế toán cần nắm rõ nhé!

1. Sắc thuế là gì?

Sắc thuế là loại thuế, khoản tiền hoặc hiện vật bắt buộc phải nộp cho Nhà nước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh hay một khoản thu của Nhà nước mang tính nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân, mọi tổ chức.

Mỗi loại sắc thuế được nhà nước ban hành nhằm đáp ứng các mục tiêu riêng, nhưng nhìn chung mỗi sắc thuế đều được hình thành trên các yếu tố về tên, đối tượng sử dụng thuế, cơ sở thuế ( đối tượng tác động của một chính sách thuế), thuế suất (là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế)… Đồng thời, mỗi loại sắc thuế đều có mối liên hệ chặt chẽ với những sắc thuế khác, không đối lập nhau mà hỗ trợ cho nhau để bảo đảm hoàn thành các chức năng chung của cả hệ thống. 9 loại sắc thuế hiện hành tại Việt Nam 2

 

2. 9 Loại sắc thuế hiện hành tại Việt Nam kế toán cần nắm rõ

Tiếp theo, VisioEdu sẽ chia sẻ với bạn 9 loại sắc thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như nêu ra định nghĩa khái quát nhất để bạn hiểu thêm về các loại sắc thuế này.

2.1 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Đây là sắc thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài có thu nhập cao; người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam. Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định định phải đóng thuế.

Các công thức áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân

(1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ.

(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế.

Bảng: Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Các bậc tính thuế thu nhập cá nhân theo Luật thuế TNCN

2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sxkd hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.

Đây là sắc thuế hiện hành được đánh giá là quan trọng nhất và phổ biến nhất mà mọi kế toán cần nắm rõ nếu muốn hành nghề. Bởi toàn bộ doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều cần nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp và lập quyết toán thuế đúng thời hạn.

Công thức tinhs thuế TNDN: Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất.

Hiện nay, theo Luật Thuế TNDN, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đang ở mức 20%. Tuy nhiên, có một số trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi như: 10% đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, 17% đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành kinh tế có lợi ích đặc biệt, 10% đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu phát triển đô thị mới….

>>> Xem thêm: Cách tính Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

 2.3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Tiếp theo, VisioEdu giới thiệu với bạn 1 loại sắc thuế cũng khá phổ biến và vô cùng quan trọng đó là thuế giá trị gia tăng. 

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng.

Với từng loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau sẽ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau.  Theo quy định tại Việt Nam, thuế suất thuế giá trị gia tăng nằm trong khoảng từ 0% – 10%. Một số sản phẩm dịch vụ đặc biệt được miễn thuế, không chịu thuế GTGT. 

 2.4 Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Sắc thuế này góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau là khác nhau và được quy định rất rõ tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Thông tư, Nghị định liên quan. 

2.5  Thuế Xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế xuất nhập khẩu.

2.6 Thuế tài nguyên

Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước qui định. Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sảntự nhiên và các loại tài nguyên khác như VLXD tự nhiên. Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất kinh doanh. Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo qui định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá qui định của Nhà nước

2.7 Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường.  

Thuế bảo vệ môi trường được xem là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường.

Thuế bảo vệ môi trường được quy định khá rõ tại Luật Thuế bảo vệ môi trường, gồm công thức tính thuế bảo vệ môi trường, người nộp thuế, đối tượng chịu thuế…

2.8 Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế thu vào việc sử dụng đất nông nghiệp hoặc việc được giao đất nông nghiệp vào sản xuất. Các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp bao gồm tổ chức, hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;…

Thuế sử dụng đất nông nghiệp có đặc điểm đó là chỉ thu vào việc sử dụng hoặc có quyền sử dụng đất, không thu vào hoa lợi trên đất vì vậy có tác dụng giảm nhẹ gánh nặng thuế cho người nộp thuế. Sắc thuế này có tính xã hội cao có đối tượng nộp thuế chiếm diện tích lớn vì Việt Nam ta là nước nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp lớn. 

Thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính theo công thức sau:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích đất x Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất

2.9 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là số tiền mà cá nhân, đơn vị hay tổ chức phải đóng, theo quy định của Luật Đất đai 2013. Người sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức thuế sẽ khác nhau tùy vào diện tích đất và khu vực có mảnh đất.

Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được tính trên cơ sở căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất được quy định tại: Luật đất đai 2013Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010Thông tư 153/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do Bộ Tài chính ban hành và Nghị định 53/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Trên đây là 9 sắc thuế hiện hành tại Việt Nam mà kế toán cần nắm vững. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã có cái nhìn khái quát hơn về Luật thuế hiện hành tại Việt Nam.

Nếu bạn còn vướng mắc về Luật thuế hiện hành, tham dự ngay khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu tại VisioEdu để hiểu sâu bản chất mọi sắc thuế, vững vàng chuyên môn về thuế và tự tin trở thành chuyên gia tư vấn thuế sau 3 tháng.

Tìm hiểu thêm khóa học tại: https://forms.gle/XisvJqHWzyviAHYW8

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th10 2024

    Lập báo cáo tài chính là công việc đòi hỏi kế toán không chỉ vững chuyên môn mà còn cần…

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Bảng cân đối kế toán là bước đột phá mở ra cơ hội thăng tiến cho kế toán. Là…

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Báo cáo Tài chính là công việc mà mọi kế toán đều phải thực hiện trước các kỳ quyết…

    Hệ thống các báo các tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Hệ thống các báo cáo tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng để doanh nghiệp nộp lên Cơ quan Thuế và công bố…

    Bài cùng tác giả
    Khi nào doanh nghiệp được miễn kê khai và miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết?

    Khi nào doanh nghiệp được miễn kê khai và miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    31 Th10 2022

    Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết hầu hết đều phải kê khai và lập hồ sơ xác…

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với người làm việc tại hai nơi

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với người làm việc tại hai nơi

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th1 2023

    Đối với người lao động làm việc tại hai nơi, vấn đề Quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ…

    5 điều cần lưu ý trước khi tham gia kỳ thi chứng chỉ hành nghề kế toán

    5 điều cần lưu ý trước khi tham gia kỳ thi chứng chỉ hành nghề kế toán (APC)

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th8 2023

    Chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) là thước đo quan trọng mà bạn cần phải có nếu muốn bứt…

    Hợp đồng viết tay có hiệu lực không

    Hợp đồng viết tay có hiệu lực không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th4 2024

    Một trong những câu hỏi phổ biến khi ký kết một thỏa thuận là liệu hợp đồng viết tay có…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành