Định giá doanh nghiệp rất quan trọng với nhà đầu tư, nhà quản lý nhằm đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Sau đây là các phương pháp định giá doanh nghiệp giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận mà VisioEdu vừa tổng hợp.
1. Định giá doanh nghiệp là gì?
Định giá doanh nghiệp là việc sử dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp phù hợp để ước tính giá trị của doanh nghiệp nhằm hướng đến một mục đích nhất định.
Nói cách khác, định giá doanh nghiệp là một quá trình đánh giá và ước lượng một cách tương đối giá trị thị trường của các quyền và lợi ích mang lại đến từ việc sở hữu doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp. Quá trình này thường sẽ được thực hiện bởi các chuyên có kinh nghiệm.
2. Lý do nên thực hiện các phương pháp định giá doanh nghiệp
Việc định giá doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, bởi những lý do sau:
– Việc định giá giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn khi có những chuyện bất ngờ xảy ra. Đặc biệt khi muốn bán doanh nghiệp sẽ giúp chủ doanh nghiệp chủ động hơn về giá cả, giữ được lợi ích tốt nhất.
– Việc nắm giữ giá trị cập nhật hàng năm cho phép tận dụng cơ hội bán; hoặc sáp nhập doanh nghiệp mới một cách nhanh chóng.
– Việc định giá cũng có lợi khi quyết định mời thêm cổ đông hoặc có kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp.
– Tạo uy tín cho doanh nghiệp, giúp ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay tiền hay không.
– Dễ dàng tạo niềm tin khi muốn tìm nhà đầu tư, khách hàng.
3. Các phương pháp định giá doanh nghiệp mới nhất
3.1. Phương pháp tỷ số bình quân
Phương pháp tỷ số bình quân trong định giá doanh nghiệp là phương pháp tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp được so sánh.
Trường hợp được áp dụng phương pháp tỷ số bình quân: Sẽ có ít nhất 03 doanh nghiệp được so sánh. Các doanh nghiệp so sánh thường được ưu tiên là các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc là đăng ký giao dịch trên UPCoM.
3.2. Phương pháp giá giao dịch
Phương pháp giá giao dịch trong định giá doanh nghiệp là phương pháp ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần phải thẩm định giá thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần được thẩm định giá.
phương pháp giá giao dịch trong định giá doanh nghiệp áp dụng cho trường hợp: Doanh nghiệp cần thẩm định giá có ít nhất 03 giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc là chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường; đồng thời, thời điểm diễn ra giao dịch không quá 01 năm tính tới thời điểm thẩm định giá.
3.3. Phương pháp tài sản trong định giá doanh nghiệp
Đây là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần được thẩm định giá.
Việc xác định được giá trị doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ để chuyển thành công ty cổ phần bằng phương pháp tài sản được áp dụng dựa theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.
3.4. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp
Là một phương pháp định giá doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp cần được thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần được thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp đó tại thời điểm thẩm định giá.
Trường hợp doanh nghiệp cần được thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của một doanh nghiệp được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần phải được thẩm định giá như cổ phần thường.
3.5. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
Đây là một phương pháp phương pháp định giá doanh nghiệp xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần được thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần được thẩm định giá.
Trường hợp doanh nghiệp cần được thẩm định giá là một công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức của doanh nghiệp được sử dụng đối với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như là cổ phần thường.
Giả định này cần phải được nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
Định giá doanh nghiệp là quá trình phức tạp và cần được thực hiện cẩn thận. Có nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Vì vậy hãy lựa chọn phương pháp phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Tham khảo thêm khóa học ôn thi CPA để hiểu rõ hơn về quản trị tài chính trong doanh nghiệp từ đó đề xuất các phương án nhằm hỗ trợ và giải quyết các vấn đề về tài chính phát sinh thực tế trong doanh nghiệp và thực hiện tốt được mục tiêu đã đề ra của mình.
Đăng ký ngay tại đây nhận ưu đãi lên đến 20%: https://bit.ly/VisioEdu_DangkyOnthiCPA