Nghỉ Covid doanh nghiệp có được khấu hao tài sản cố định?

Chuyện kể rằng :

Một anh học trò đến hàng cơm mượn một cái vạc rồi đem bán mất. Bị người chủ đòi, anh ta bèn đi kiếm hai con cò đưa đến khất, xin để cho vài bữa nữa. Nhưng rồi mãi mãi vẫn chẳng thấy anh ta trả, nhà hàng đành phải kiện lên quan. Quan huyện cho đòi người học trò đến hỏi.

Anh ta thưa rằng :

– Tôi mượn bác có một vạc mà đã trả đến hai cò rồi. Bác ấy còn đòi gì nữa?

Nhà hàng cãi :

– Nguyên vạc của tôi là vạc đồng kia mà.

Người học trò liền đáp :

– Thì cò của tôi là cò đồng chứ đâu phải là cò ở trong nhà !

Và quan huyện cho là phải.

Anh học trò đã ngụy biện bằng cách đánh tráo khái niệm “cái vạc” (cái chảo lớn) với “con vạc” (một thứ chim chân cao thuộc loại cò) và “đồng” (ruộng) với “đồng” (kim loại).

Tưởng đâu chỉ là một câu chuyện vui trong bài học vỡ lòng của môn logic học hay bài học về từ đồng âm khác nghĩa của học sinh lớp 7, chứ không thể tồn tại được trong một văn bản pháp quy về thuế ? Liệu thuế còn bị đánh giá là khô khan …

Nghỉ Covid – Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) có được tính vào chí phí được trừ?

Trong công văn 12452/BTC-TCT ngày 09/10/2020 trả lời câu hỏi của doanh nghiệp về chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian nghỉ sản xuất do Covid có được tính vào chi phí được trừ hay không, căn cứ trả lời được trích dẫn như sau :

“ Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; …. thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”

Và :

“ Do ảnh hưởng của dịch covid-19 dẫn tới nhu cầu thị trường sụt giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng hoạt động một số tài sản cố định dưới 9 tháng trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì thuộc trường hợp tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ ….” … cho nên được trừ khi tính thuế TNDN ????

Câu chuyện năm xưa lại được lặp lại!

Mùa vụ khác Mùa Covid

Trong công văn nay, người soạn thảo đã nhầm lẫn khái niệm mùa vụ với thuật ngữ mùa … Covid.

Mùa vụ trong từ điển Tiếng Việt được định nghĩa là mùa, vụ gieo trồng hoặc thu hoạch, trong sản xuất nông nghiệp. Đôi khi, từ mùa vụ còn được định nghĩa một cách khá rộng là một khoảng thời gian nhất định (thường là ngắn) gắn với một công việc nào đó có tính chu kỳ như mùa thi, mùa du lịch … mà không thể kéo dài hết được 12 tháng trong năm. Đặc điểm chung của các hoạt động đó là sự lặp đi, lặp lại qua các năm (thường là do ảnh hưởng của thời tiết) đã được kiểm chứng qua kinh nghiệm dân gian hoặc thực tế được công nhận một cách rộng rãi.

Chính vì cách hiểu như vậy nên thông tư 78/2014/TT-BTC cho phép nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động có tính mùa vụ, thì thiệt hại về chi phí khấu hao TSCĐ phải gánh chịu trong thời gian ngừng sản xuất khách quan đó vẫn được tính vào chi phí được trừ. Nhưng do thời gian mùa vụ của mỗi hoạt động trong năm không giống nhau nên không thể quy định một khoảng thời gian bằng nhau cho mọi hoạt động được, dẫn đến thông tư đưa ra biện pháp kiểm soát có tính hướng dẫn bằng cách quy định ít nhất, TSCĐ đó phải được sử dụng 4 tháng trong kỳ tính thuế (thời gian ngừng hoạt động phải dưới 9 tháng).

Đây là quy định tạo điều kiện rất thuận tiện cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh gắn chặt với tính mùa vụ, nhưng rõ ràng vẫn bị giới hạn ở mốc 9 tháng.

Nhưng hình như người soạn công văn làm một người khá lãng mạn, đọc nhiều tiểu thuyết thuộc loại … ngôn tình nên thường xuyên mộng mơ trong mùa yêu đầu, mùa thảnh thơi … Nơi mà nhà văn thả hồn phiêu lãng, bay bổng với từ mùa đầy tính thơ không giới hạn, để rồi đánh tráo luôn khái niệm mùa Covid với …. mùa vụ.

Chắc chắn, hàng ngàn doanh nghiệp xuất khẩu sẽ khốn đốn với công văn này, khi mà họ đang phải gồng mình chống chọi với các đơn hàng của nước ngoài bị huỷ bỏ, máy móc sản xuất buộc phải để không mặc dù họ rất muốn “tiếp tục đưa vào phục vụ”, do nghịch lý đang diễn ra : các doanh nghiệp dừng sản xuất do dịch Covid dưới 9 tháng (tức là ít bị ảnh hưởng hơn) thì được đúng chính sách, còn các doanh nghiệp bị buộc phải dừng sản xuất trên 9 tháng (tức là bị ảnh hưởng nặng nề hơn) thì lại không được tính chút nào.

Đối với một số ít doanh nghiệp kinh doanh nội địa, do dịch Covid trong nước được khống chế sớm, thời gian ngừng sản xuất của họ ngắn, thì họ phải thốt lên rằng : ”Thật may, mùa Covid của mình mới chỉ diễn ra có … nửa mùa”.

Thật ra, nếu nhìn lại, ta sẽ thấy một căn cứ áp dụng cho chi phí này một cách chắc chắn, đó là mục 2.1 khoản 2 điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC quy định “Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn … thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh ….”

Hồ sơ làm căn cứ ghi nhận giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…

Hồ sơ làm căn cứ ghi nhận, thông tư quy định phải có :

– Biên bản kiểm kê tài sản, hàng hoá bị tổn thất.

– Văn bản xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn … là có thiên tai, dịch bệnh …

Chúng ta xem xét tư duy logic của quy định trên như sau :

Khẳng định 1 : thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh … được tính vào chi phí được trừ.

Khẳng định 2 : Doanh nghiệp tự xác định tổng giá trị thiệt hại.

Hai khẳng định này đã quá rõ ràng để hiểu về đối tượng chi phí và mức chi phí.

Nhưng đến khẳng định 3 về hồ sơ, người thực thi và doanh nghiệp thường bị cuốn theo lối suy nghĩ về thủ tục chứng minh, nên khi gặp nội dung này, thường cho rằng hình như luật chỉ tham chiếu đến các thiệt hại của những tài sản hữu hình, vì thế mới phải có biên bản kiểm kê, còn các khoản chi phí “vô hình”, thứ mà không thể kiểm kê được, không được đề cập đến nên không được trừ. Nếu vậy, chúng ta đã vấp phải sai lầm.

Thiệt hại do bất khả kháng là một loại chi phí rất đặc biệt, đối với loại chi phí này, doanh nghiệp không có bên nào xuất hoá đơn để ghi nhận giá trị như khi đi mua hàng hoá, dịch vụ thông thường, cơ quan thuế mất đi một công cụ pháp lý đặc trưng để kiểm soát, đó là hoá đơn. Hơn nữa, ở loại chi phí này, cơ quan thuế cũng không thể sử dụng các biện pháp kiểm soát thay thế cho hoá đơn thường thấy trong các khoản chi phí không thể có hoá đơn là biện pháp tạo ngưỡng, tức là xây dựng mức khoán chi (giống như trường hợp khoán mức chi về trang phục), bởi không thể “khoán” mức thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh … được. Vì vậy nhà làm luật đưa ra một cơ chế đặc biệt, đó là cơ chế “tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh ….”, trao quyền cho doanh nghiệp chủ động lập hồ sơ chứng minh mức độ thiệt hại. Cũng chính vì được trao quyền chủ động lớn như vậy nên chế tài phòng ngừa rủi ro cũng được đặt rất nặng. Các chi phí khác, nếu khi CQT kiểm tra, bị loại khỏi chi phí được trừ do khai sai thì chỉ bị phạt hành chính (20% số phải nộp), riêng mục này, nếu lập sai, sẽ bị kết luận ngay là trốn thuế (TT 166).

Quy định đã hướng dẫn rõ ràng và chắc chắn cho mọi thiệt hại bất khả kháng của doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ, kể cả thiệt hại của tài sản hữu hình và những khoản chi phí “vô hình”.

Và sau đó thông tư chỉ dẫn rõ thêm về hồ sơ đối với tài sản thiệt hại phải có biên bản kiểm kê, theo cách suy lý rằng, tài sản hữu hình, dù bị ảnh hưởng của thiên tai nhưng chưa chắc đã thiệt hại toàn bộ, có thể vẫn khắc phục được phần nào. Biên bản kiểm kê sẽ làm nhiệm vụ ghi nhận chính xác số lượng, giá trị của tài sản bị ảnh hưởng, số thiệt hại và số còn sử dụng được.

Với cách hiểu như vậy, không phải chỉ có chi phí khấu hao TSCĐ, mà mọi chi phí phi vật chất khác của doanh nghiệp phải gánh chịu trong giai đoạn dịch bệnh covid đều có căn cứ pháp lý rõ ràng để được trừ khi tính thuế TNDN, mà hoàn toàn không phải bẻ cong khái niệm mùa covid thành mùa vụ.

Nguyễn Ngọc Minh

 

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    Vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi kỳ thi CPA…

    Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không

    Hỏi đáp: Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    VisioEdu nhận được câu hỏi từ kế toán như sau: “Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu…

    Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo thông tư 78-2

    Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    Hóa đơn điều chỉnh giảm đóng vai trò quan trọng, giúp kế toán khắc phục những sai sót trong quá…

    Giám đốc mua đồ dùng giá trị lớn được ghi nhận là TSCĐ

    Giám đốc mua ví da, nước hoa có giá trị trên 30 triệu đồng có được ghi vào Tài sản cố định và tính vào chi phí được trừ không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th11 2024

    VisioEdu có nhận được câu hỏi khá hay của kế toán về chi phí được trừ như sau: “Giám đốc…

    Bài cùng tác giả
    Danh sách đối tượng không chịu thuế, chịu thuế 0%

    26 Đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th2 2024

    Quy định về các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hay chịu thuế suất…

    Các bước rà soát quan trọng chuẩn bị cho kỳ Quyết toán Thuế

    Các bước rà soát quan trọng chuẩn bị cho kỳ Quyết toán Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    03 Th11 2022

    Quyết toán Thuế là việc bắt buộc và rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp tại các kỳ trong…

    5 cách nâng cao kiến thức và kỹ năng thực chiến nghề Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th12 2023

    Để trở thành một người tư vấn Thuế doanh nghiệp, hiểu rõ các quy định pháp luật là chưa đủ,…

    chinh phục kỳ Thi Đại lý Thuế

    Chinh phục điểm cao kỳ thi Đại lý Thuế dễ dàng

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    07 Th11 2023

    Điểm thấp trong kỳ thi Đại lý Thuế khiến bạn cảm thấy lo lắng và không biết phải làm gì,…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành