Hiện nay, việc áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế là xu thế tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế. Hơn hết, khi Luật Thuế liên tục thay đổi thì người nộp thuế càng cần phải cập nhật nhiều hơn các thông tin, kiến thức để làm hợp pháp các bản Báo cáo Tài chính, Tờ khai Quyết toán Thuế, giúp doanh nghiệp tránh khỏi rủi ro trong quá trình thanh, kiểm tra thuế.
Bài viết dưới đây, VisioEdu đã biên soạn và cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức về các trường hợp áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế theo Thông tư 31/2021/TT-BTC về áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế.
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế về đăng ký thuế
VisioEdu tổng hợp và chia sẻ 3 trường hợp phổ biến quản lý theo mức độ rủi ro về đăng ký thuế căn cứ theo danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về đăng ký thuế tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC. Các trường hợp về áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế để Cơ quan Thuế áp dụng các biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hoặc phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
Trường hợp 1: Người nộp thuế có thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp.
- Rủi ro cao: Cơ quan Thuế nơi chuyển đi và Cơ quan Thuế nơi chuyển đến phối hợp thực hiện kiểm tra tại trụ sở của Cơ quan Thuế, thanh tra hoặc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định pháp luật hiện hành;
- Rủi ro trung bình: Cơ quan Thuế nơi chuyển đến thực hiện đưa vào giám sát, đề nghị người nộp thuế giải trình bổ sung thông tin tài liệu khi có yêu cầu của Cơ quan Thuế;
- Rủi ro thấp: Chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật người nộp thuế, phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Trường hợp 2: Người nộp thuế thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- Rủi ro cao: Tăng cường thực hiện các biện pháp Quản lý Thuế theo quy định, phù hợp với tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế để xử lý kịp thời nợ thuế, hóa đơn, hành vi vi phạm (nếu có);
- Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện các biện pháp Quản lý Thuế theo quy định; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Trường hợp 3: Chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Ưu tiên theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống thấp để thực hiện thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định.
Cập nhật trạng thái giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đối với các trường hợp đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định. Áp dụng các biện pháp đôn đốc người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi giải thể, phá sản, ngừng hoạt động theo quy định.
Đối với các trường hợp còn lại.
Thường xuyên rà soát các trường hợp có dấu hiệu rủi ro cao để xác định danh sách cần kiểm tra, xác minh tình trạng hoạt động tại địa điểm kinh doanh.
2. Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của Cơ quan Thuế
Trường hợp quan trọng áp dụng quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế tiếp theo mà VisioEdu muốn bạn nắm vững liên quan đến kiểm tra hồ sơ kê khai thuế tại trụ sở của Cơ quan Thuế. Căn cứ theo danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về hồ sơ khai thuế tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC, chia ra các cách áp dụng biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hồ sơ khai thuế.
– Rủi ro cao: Thực hiện phân tích hồ sơ, lập danh sách trình thủ trưởng Cơ quan Thuế kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của Cơ quan Thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của Cơ quan Thuế theo quy định;
– Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Chưa thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của Cơ quan Thuế; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại rủi ro hồ sơ khai thuế của người nộp thuế cho kỳ đánh giá tiếp theo.
3. Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
Theo Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC về quản lý rủi ro trong Quản lý Thuế, VisioEdu chia sẻ thông tin về việc áp dụng quản lý rủi ro trong thanh, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế bao gồm ba điều quan trong dưới đây:
Thứ nhất, Cơ quan Thuế lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế phải đảm bảo:
- Trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm;
- Trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá 10% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.
Thứ hai, lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch thanh, tra kiểm tại trụ sở của người nộp thuế.
Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC Cơ quan Thuế lựa chọn các trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế như sau:
- Lựa chọn trường hợp thanh tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ
- Lựa chọn trường hợp kiểm tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và không trùng lặp với người nộp thuế đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra tại điểm a khoản 2 Điều 13.
- Việc áp dụng quản lý rủi ro trong lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế phải tránh trùng lặp, chồng chéo theo quy định tại Luật Quản lý Thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp Cơ quan Thuế có thông tin tin cậy làm giảm mức độ rủi ro của người nộp thuế tới mức thấp thì Cơ quan Thuế quyết định không lựa chọn người nộp thuế đó vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra và lựa chọn người nộp thuế khác theo quy định để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm.
Trường hợp có thông tin được thu thập và xác minh được người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao thì Cơ quan Thuế bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi của mình.
Việc xây dựng và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế; danh sách bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý Thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Thứ ba, Cơ quan Thuế căn cứ kết quả phân tích rủi ro bằng ứng dụng công nghệ thông tin hoặc rủi ro từ phân tích nghiệp vụ, thông tin từ thực tế công tác Quản lý Thuế để xác định nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra thuế.
4. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Căn cứ danh sách phân loại rủi ro về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Cơ quan Thuế thực hiện việc quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo mức độ rủi ro để ưu tiên xử lý hoặc tăng cường đôn đốc. Dưới đây, VisioEdu chia sẻ đến các bạn cách áp dụng quản lý rủi ro đối với từng mức độ.
- Rủi ro cao: Căn cứ tình hình thực tế, Cơ quan Thuế lựa chọn NNT có khả năng thu hồi được số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, NNT có số thuế nợ lớn, NNT có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn, NNT xuất cảnh ra nước ngoài để thực hiện tăng tần suất đôn đốc; hoặc ưu tiên triển khai trước trong danh sách NNT cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
- Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện theo dõi, đôn đốc và áp dụng các biện pháp thu nợ theo quy định.
5. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ
Căn cứ danh sách phân loại theo mức rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ mà Cơ quan Thuế áp dụng các biện pháp quản lý được VisioEdu cung cấp ngay dưới đây:
- Rủi ro cao: Đưa vào danh sách thực hiện rà soát, kiểm tra tại trụ sở của Cơ quan Thuế, bổ sung kế hoạch kiểm tra thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế hàng năm theo quy định tại Luật Quản lý Thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra thực hiện chuyển hình thức sử dụng hóa đơn đang thực hiện sang thực hiện mua hóa đơn của Cơ quan Thuế hoặc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế hoặc thực hiện các biện pháp quản lý hóa đơn khác theo quy định hiện hành; quyết định hình thức sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế sử dụng hóa đơn lần đầu;
- Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện chọn mẫu để rà soát, kiểm tra, xử lý và tăng cường hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định pháp luật về hóa đơn.
Tổng cục Thuế quy định phương pháp chọn mẫu phù hợp theo yêu cầu Quản lý Thuế của từng địa phương, trong từng thời kỳ.
Như vậy, VisioEdu đã cung cấp thêm cho bạn thông tin về các trường hợp và cách áp dụng quản lý theo mức độ rủi ro trong Quản lý Thuế. VisioEdu hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc Quản lý Thuế tại doanh nghiệp.
Và để sẵn sàng cho công tác chuẩn bị trước kỳ quyết toán thuế cuối năm 2022, VisioEdu đã thiết kế khóa học “Nhận diện rủi ro Báo cáo Tài chính”. Sau khóa học, kế toán hoàn toàn có thể:
– Chuẩn hóa việc lập Báo cáo Tài chính tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán.
– Nằm lòng bộ 24 chỉ tiêu đánh giá rủi ro của Cơ quan Thuế
– Dễ dàng phòng tránh sai sót, giảm thiểu rủi ro khi có thanh tra, kiểm tra Thuế.
>>> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học tại đây: https://visio.edu.vn/khoa-hoc/bao-cao-tai-chinh/