Hợp đồng lao động là thỏa thuận thường xuyên được diễn ra giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình này sẽ không tránh khỏi trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu? Vậy khi gặp trường hợp này sẽ xử lý như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
1. Tìm hiểu về 2 trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu
Trong Mục 4, Điều 49 của Bộ Luật Lao động 2019, hợp đồng lao động vô hiệu được chia thành 2 loại khác nhau đó là hợp đồng lao động vô hiệu từng phần hoặc hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ. Theo đó
– Hợp đồng vô hiệu từng phần khi nội dung của một phần nào đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng lao động
– Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
+) Toàn bộ nội dung trong hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
+) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực trong giao kết hợp đồng lao động.
+) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật không cho phép.
2. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
Toà án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu toà án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu khi có căn cứ theo quy định của pháp luật lao động.
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, tòa án có trách nhiệm gửi thông báo thụ lý cho người có đơn yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và viện kiểm sát cùng cấp.
Thời hạn chuẩn bị xét xử tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là 10 ngày kể từ ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Trong thời hạn này, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn, văn bản yêu cầu. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, toà án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Trường hợp chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thoả ước lao động tập thể vô hiệu. Trong quyết định này, tòa án phải giải quyết hậu quả pháp lí của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến người có đơn hoặc văn bản yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lí nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, cơ quan quản lí nhà nước về lao động cùng cấp trong trường hợp có liên quan đến doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Việt Nam (theo Điều 401,402 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Xem thêm:
6 hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu bạn cần biết
Hợp đồng viết tay có hiệu lực không
3 nguyên tắc của pháp luật hợp đồng
3. Cách xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, việc xử lý hợp đồng vô hiệu căn cứ theo Điều 51 của Bộ luật này được chia làm hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:
- a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;
- b) Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
Trường hợp 2: Hợp đồng lao động vô hiệu toàn phần
Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.
Ngoài ra, để làm rõ nội dung này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Trong đó, Nghị định đã đưa ra các nội dung chi tiết hơn về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần và hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, theo các mục:
Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần;
Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi;
Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu;
Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Trên đây là nội dung Hợp đồng lao động vô hiệu theo quy định của pháp luật hiện nay mà VisioEdu gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 để được hỗ trợ.
=> Nhanh tay Đăng ký khóa học “Pháp luật Hợp đồng” để nắm vững các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu, tự tin “Cân” tất các loại hợp đồng ngay hôm nay!
Đăng ký ngay trong tháng 6 để nhận ưu đãi lên đến 20%: https://forms.gle/yUuyyaSi73a7USRaA