VisioEdu có nhận được câu hỏi về hóa đơn như sau: “Xuất linh kiện bảo hành có cần xuất hóa đơn không?”
Trả lời:
Để trả lời được câu hỏi này, trước hết, hãy cùng VisioEdu tìm hiểu thêm về khái niệm bảo hành là gì nhé.
Khái niệm bảo hành là gì?
Bảo hành hàng hóa, có thể hiểu một cách khái quát chính là việc bên bán hàng hóa đặt ra cho mình nghĩa vụ sửa chữa hàng hóa đã bán cho bên mua trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo quyền lợi cho người mua trong trường hợp hàng hóa được bán có khuyết tật hay hư hỏng.
Xuất linh kiện bảo hành có cần xuất hóa đơn không?
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, thương mại kinh doanh các mặt hàng điện tử thì việc cam kết bảo hành sản phẩm diễn ra thường xuyên. Trong đó, bảo hành sản phẩm là một khâu hậu mãi quan trọng mà bên bán hàng, nhà sản xuất khi bán hàng cam kết khắc phục các lỗi sản phẩm của mình trong một số trường hợp và trong một thời hạn nhất định. T
Tuy nhiên, để được ghi nhận là chi phí, doanh nghiệp cần ghi rõ điều khoản bảo hành phải trong hợp đồng, đồng thời trên phiếu bảo hành phải có đủ các chỉ tiêu cơ bản: tên, địa chỉ người nhận bảo hành, bảo hành cho hàng hóa tại hóa đơn số, ký hiệu, ngày xuất hóa đơn.
Theo Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định các trường hợp được xuất hóa đơn như sau:
“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”
Như vậy, trường hợp xuất hàng, linh kiện bảo hành sản phẩm hàng hóa không thuộc các trường hợp nêu trên, do vậy doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn khi thực hiện bảo hành sản phẩm; bởi bảo hành mang tính hoàn thiện sản phẩm, chỉ xảy ra khi sản phẩm bị lỗi trong thời hạn còn bảo hành.
>>> Xem phân tích tình huống từ chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Minh TẠI ĐÂY!
Hay nói cách khác, dịch vụ bảo hành được hiểu là nghĩa vụ tiếp tục thanh toán của bên bán sau khi bán. Theo NĐ 123/2020 NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp này, người bán khi cung cấp bảo hành miễn phí sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng không được quyền thu thêm tiền của khách hàng và không cần phải xuất hóa đơn.
Còn dịch vụ sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng và người sửa chữa hoàn toàn được quyền thu tiền vì vậy họ sẽ phải xuất hóa hóa đơn đối với dịch vụ sửa chữa theo yêu cầu.
Có thể bạn cũng quan tâm:
>>> Hướng dẫn xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài
>>> Thời điểm xuất hóa đơn xuất khẩu mới nhất theo NĐ 123/2020/NĐ-CP