Tất tần tật về thuế thu nhập hoãn lại kế toán cần biết

Thuế thu nhập hoãn lại (TNHL) là công cụ quan trọng để doanh nghiệp ghi nhận chính xác và trung thực lợi nhuận trong năm tài chính. Đây là công cụ hữu hiệu để kế toán tối ưu chi phí thuế cho doanh nghiệp, đảm bảo chính xác quyền lợi của các cổ đông trong kỳ hiện tại.

Vậy Thuế thu nhập hoãn lại là gì và cách tính thế nào? Cùng VisioEdu tìm hiểu tất tần tật về loại thuế này trong phần tiếp theo nhé. 

1. Thuế thu nhập hoãn lại là gì?

Thuế thu nhập hoãn lại là khoản thuế thu nhập mà trong tương lai doanh nghiệp sẽ phải nộp tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.

2. Nguyên nhân phát sinh thuế thu nhập hoãn lại?

Thuế thu nhập hoãn lại là kết quả của mức chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập được báo cáo trên báo cáo thu nhập và thuế thu nhập đã nộp thực tế. 

Thuế thu nhập hoãn lại là một khoản được ghi trên bên nợ bảng cân đối kế toán do sự khác biệt trong cách thức ghi nhận thu nhập giữa luật thuế và phương pháp kế toán của công ty. Vì lí do này, thuế thu nhập phải trả của công ty có thể khác tổng chi phí thuế được công ty báo cáo. Xét trong một số trường hợp nhất định, các chênh lệch này sẽ có sự khác biệt về thời điểm được ghi nhận để tính thuế dẫn tới hệ quả là có thể doanh nghiệp phải tạm nộp thuế TNDN thực tế của kỳ này cao hơn (Do áp dụng quy định của luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành) nhưng sẽ được trừ vào số thuế phát sinh trong tương lai.

Đây là nguyên nhân phát sinh thuế thu nhập hoãn lại mà kế toán sử dụng để ghi nhận điều chỉnh và tối ưu chi phí thuế cho doanh nghiệp.

Thuế thuế thu nhập hoãn lại có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân cụ thể khác nhau.

Ví dụ, trường hợp doanh nghiệp thanh toán nợ phải trả hoặc thu hồi giá trị tài sản. Điều này sẽ khiến trong tương lai, thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả chưa đạt đến hoặc vượt khỏi thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm hiện hành. Mặc dù, khoản thanh toán, thu hồi trên thực tế này không quá ảnh hưởng đến tổng thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khoản thuế thu nhập hoãn lại vẫn phải được doanh nghiệp ghi nhận.

Nếu không có sự kiện nào khác xảy ra, tài khoản thuế thu nhập hoãn lại ròng sẽ là 0.

3. Cơ sở tính thuế thu nhập hoãn lại

3.1. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Cơ sở đầu tiên để tính thuế thu nhập hoãn lại dựa trên các chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Khoản này thông thường phát sinh từ:

  • Chi phí trích trước: trích trước sửa chữa lớn TSCĐ, trích trước lãi vay trả sau… Đây là các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh
  • Chi phí khấu hao theo kế toán lớn hơn thuế

Phương pháp tính:

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên chênh lệch tạm thời được khấu trừ = Chênh lệch tạm thời được khấu trừ x Thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)

3.2. Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng

Trường hợp nếu doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập của các năm tiếp theo. Đây là cở sở thứ 2 để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Lưu ý: Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Phương pháp tính:

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng = Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng x Thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)

3.3. Ưu đãi thuế chưa sử dụng

Căn cứ vào các khoản ưu đãi thuế theo luật định (nếu có) chưa sử dụng; cuối năm tài chính kế toán xác định và ghi nhận tài sản Thuế thu nhập hoãn lại trong năm hiện hành; nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn có đủ thu nhập tính thuế trong tương lai; để sử dụng các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng từ các năm trước đó.

Phương pháp tính:

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng = Giá trị được khấu trừ của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng x Thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)

 Tất tần tật về thuế Thu nhập doanh nghiệp hoãn lại kế toán cần biết-1

4. Cách xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Tiếp theo, VisioEdu sẽ hướng dẫn bạn cách xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Việc xác định Thuế thu nhập hoãn lại được dựa vào khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ 2 yếu tố sau đây:

  • Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm.
  • Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.

Cách xác định cụ thể được tính vào năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận ” Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” ( nếu có) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 Thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó loại Thuế thu nhập hoãn lại phải trả theo công thức cụ thể như sau:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Do đó, thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm thường sẽ được ghi nhận dựa vào sự bù trừ giữa số phải trả phát sinh trong năm với số thuế đã ghi nhận từ năm trước nhưng năm nay được ghi giảm. Khi đó có 2 trường hợp sau:

  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh > hoàn nhập: Số chênh lệch được ghi nhận bổ sung vào số thuế TNHL phải trả và ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh < hoàn nhập: Số chênh lệch được ghi giảm số Thuế TNHL phải trả và ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Ngoài ra, trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán (do các nguyên nhân như hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước) làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, thì kế toán phải ghi nhận bổ sung khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng cách điều chỉnh giảm số dư đầu năm của tài khoản cụ thể.

5. Nguyên tắc hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Khi hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, kế toán cần đảm bảo 3 nguyên tắc VisioEdu sắp nêu sau đây:

  • Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế TNHL theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
  • Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế TNHL hoặc thuế TNHL phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
  • Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

>>> Xem thêm: Phương pháp hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

6. Cách hạch toán thuế thu nhập hoãn lại

Tiếp theo, VisioEdu sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán thuế thu nhập hoãn lại như thế nào cho chính xác nhé!

6.1. Trường hợp phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại

Căn cứ “ Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” ở cuối năm tài chính. Kế toán ghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế TNHL. 

* Khi tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn được hoàn nhập trong năm, hạch toán: 

  • Nợ TK 243: Số chênh lệch giữa số tài sản thuế TNHL phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm
  • Có TK 8212: Số chênh lệch giữa số tài sản thuế TNHL phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm.

* Khi tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh < hoàn nhập trong năm, hạch toán:

  • Nợ TK 8212: Số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm
  • Có TK 243: Số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm.

6.2. Trường hợp phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước

Căn cứ “ Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” ở cuối năm tài chính. Ghi nhận hoặc hoàn nhập Tài sản Thuế TNHL phát sinh từ các giao dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước.

Kế toán điều chỉnh tăng Tài sản thuế TNHL.

Hạch toán:

Nợ TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Có TK 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.

Kế toán điều chỉnh giảm Tài sản thuế TNHL.

Hạch toán:

Nợ TK 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước

Có TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Việc tính toán và ghi chép Thuế thu nhập hoãn lại luôn là công việc khiến các Doanh nghiệp phải đau đầu. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp các Quý công ty cũng như các anh/chị kế toán có thêm thông tin bổ ích về cách hạch toán thuế thu nhập hoãn lại.

Trên đây là toàn bộ nội dung quan trọng về thuế thu nhập hoãn lại mà kế toán cần nắm vững. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã tự tin hạch toán và tính chính xác số thuế thu nhập hoãn lại của doanh nghiệp mình. 

Có thể bạn cũng quan tâm:

>>> Khóa học Hành Nghề Thuế Chuyên Sâu – Trở thành chuyên gia tư vấn thuế sau 3 tháng

>>> 7 Mốc quan trọng về thời hạn nộp thuế và khai thuế mọi kế toán cần ghi nhớ

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường thì doanh nghiệp có rủi ro gì

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường, doanh nghiệp có rủi ro gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Thanh lý tài sản là một trong các chủ đề được rất nhiều kế toán quan tâm. Trong khóa học…

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu là chính sách thuế quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhập khẩu,…

    Lịch thi và danh sách thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Hội đồng thi Kiểm toán viên, kế toán viên đã có thông báo chính thức về thời gian, địa điểm…

    Hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra

    Xử lý hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp bên bán xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng khi còn…

    Bài cùng tác giả

    Chứng chỉ CPA là gì? Lợi ích khi có chứng chỉ CPA

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th9 2022

    Chứng chỉ CPA là gì mà hầu hết kế toán viên đều mong muốn có được? Nếu bạn là một…

    Thời gian, địa điểm cấp chứng chỉ Đại lý Thuế năm 2024 & giấy tờ cần chuẩn bị

    Thời gian, địa điểm cấp chứng chỉ Đại lý Thuế năm 2024 & giấy tờ cần chuẩn bị

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th8 2024

    VisioEdu xin gửi lời chúc mừng tới toàn thể anh/chị kế toán trên cả nước đã xuất sắc vượt qua…

    Ôn thi đại lý Thuế

    Ôn thi Đại lý Thuế – Đỗ chứng chỉ ngay lần thi đầu tiên

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    13 Th11 2023

    Làm thế nào để sở hữu chứng chỉ hành nghề Thuế danh giá để phát triển sự nghiệp Kế toán…

    Hóa đơn điện tử không có chữ ký số-2

    Hóa đơn điện tử không có chữ ký số có hợp lệ không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th9 2024

    Hóa đơn điện tử để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ thì bắt buộc phải có chữ ký số…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành