Sự khác nhau giữa Thuế Thu nhập doanh nghiệp và Thuế môn bài

Thuế Thu nhập doanh nghiệpThuế môn bài là hai loại Thuế phổ biến mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải nộp. Vậy hai loại Thuế này khác nhau ở điểm nào, đối tượng nào cần phải nộp các loại Thuế này. Trong bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ chia sẻ đến kế toán về những điểm khác biệt giữa hai loại Thuế này chi tiết nhất để kế toán có thể nắm rõ.

1. Thuế Thu nhập doanh nghiệpThuế môn bài là gì?

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ theo các quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, có thể hiểu đơn giản về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của doanh nghiệp.

Lệ phí môn bài (trước đây được gọi là thuế môn bài) là khoản thu hàng năm đối với doanh nghiệp và hộ cá nhân kinh doanh với mục đích quản lý nhà nước, theo dõi số doanh nghiệp, hộ cá nhân có hoạt động kinh doanh trong năm. Lệ phí môn bài được áp dụng khác nhau tại mỗi quốc gia.

2. Quy định về Thuế môn bài

Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài như sau:

– Mức thu đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;

+ Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn Bộ Tài chính.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): 

Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí cả năm.

Lưu ý:

Đối với hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí cả năm.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp):

+ Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Thuế Môn bài và Thuế TNDN khác nhau như thế nào-1

3. Sự khác biệt giữa Thuế môn bàiThuế Thu nhập doanh nghiệp

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu những điểm khác biệt giữa Thuế thu nhập doanh nghiệp và Lệ phí môn bài qua một số tiêu chí nhé.

3.1. Đối tượng nộp thuế

Thuế môn bài: Áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên hoặc buôn bán từng chuyến hàng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Căn cứ tính thuế

Thuế môn bài: Căn cứ vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư, doanh thu của các đối tượng nộp thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.

3.3. Mức thuế

Thuế môn bài: Có 6 bậc thuế suất, mức thuế từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng/năm.

Thuế thu nhập doanh nghiệpCăn cứ Điều 10, Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế TNDN năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất Thuế TNDN đang được áp dụng là từ 10% – 50%.

3.4. Thời hạn nộp thuế

Thuế môn bài: Nộp một lần trong năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm sau năm bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Nộp theo từng quý hoặc từng tháng, chậm nhất là ngày 30 của tháng cuối cùng của quý hoặc của tháng.

3.5. Lệ phí môn bài

Căn cứ theo khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp loại lệ phí này được quy định như sau:

– Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

– Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí này (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp như sau:

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm kết thúc thời gian miễn.

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:

+ Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động.

+ Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động.

3.6. Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, được tính dựa trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Thu nhập chịu Thuế TNDN là tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý, được trừ theo quy định của pháp luật.

Thuế suất thuế Thuế Thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2015/TT-BTC như sau:

Thuế suất 20% (Áp dụng từ 01/01/2016).

Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wolfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu mỏ) áp dụng thuế suất 50%.

Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam là 32% đến 50%.

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư và quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật thì phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế doanh nghiệp với thuế suất là 20%.

– Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên nằm tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/ NĐ-CP của chính phủ áp dụng thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp là 40%.

Thuế môn bàithuế thu nhập doanh nghiệp là hai loại thuế quan trọng trong hệ thống thuế của Việt Nam. Mỗi loại thuế có những đặc điểm và quy định riêng. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại thuế này sẽ giúp các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình. VisioEdu hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn.

Có thể bạn cũng quan tâm:

>>> Khóa học Ôn thi Đại lý Thuế – Kế toán vững vàng chuyên môn, tự tin tư vấn thuế hợp pháp

>>> 9 Loại sắc thuế hiện hành tại Việt Nam kế toán cần nắm rõ

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Gộp báo cáo tài chính

    Hướng dẫn gộp báo cáo tài chính dành cho kế toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th10 2024

    Gộp báo cáo tài chính là gì? Điều kiện và thủ tục để gộp báo cáo tài chính là như…

    Khóa học Hệ thống hóa Lập và trình bày Báo cáo Tài chính chuyên sâu từ A đến Z

    Khóa học Hệ thống hóa Lập và trình bày Báo cáo Tài chính chuyên sâu từ A đến Z

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th10 2024

    Lập và trình bày Báo cáo Tài chính là công việc quan trọng mà mọi kế toán cần nắm vững…

    Báo cáo tài chính hợp nhất là gì

    Báo cáo tài chính hợp nhất và những điều kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th10 2024

    Báo cáo tài chính hợp nhất là công cụ quan trọng giúp đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả…

    Các đối tượng chịu Thuế GTGT

    Tổng hợp các đối tượng chịu Thuế GTGT mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th10 2024

    Thuế giá trị gia tăng (hay còn gọi là thuế VAT) là loại thuế có tác động đến rất nhiều…

    Bài cùng tác giả

    Hot: Đã có lịch thi chứng chỉ Đại lý thuế 2022

    Giảng viên: Tác giả: Mr Author
    18 Th2 2022

    Ngày 18/02, trên website của Tổng cục Thuế đã chính thức đăng tải thông tin mới nhất về kỳ thi…

    Đề Thi Đại Lý Thuế Môn Pháp Luật Thuế 2023

    Đề Thi Đại Lý Thuế Môn Pháp Luật Thuế 2023

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th12 2023

    Dưới đây là tổng hợp các nội dung phần lý thuyết và thực hành có trong đề thi Đại lý…

    Thời gian, địa điểm cấp chứng chỉ Đại lý Thuế năm 2024 & giấy tờ cần chuẩn bị

    Thời gian, địa điểm cấp chứng chỉ Đại lý Thuế năm 2024 & giấy tờ cần chuẩn bị

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th8 2024

    VisioEdu xin gửi lời chúc mừng tới toàn thể anh/chị kế toán trên cả nước đã xuất sắc vượt qua…

    Gộp báo cáo tài chính

    Hướng dẫn gộp báo cáo tài chính dành cho kế toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th10 2024

    Gộp báo cáo tài chính là gì? Điều kiện và thủ tục để gộp báo cáo tài chính là như…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành