7 Mốc quan trọng về thời hạn nộp thuế và khai thuế mọi kế toán cần ghi nhớ

Thời hạn nộp thuế là vấn đề được nhiều kế toán đặc biệt quan tâm, bởi thời hạn nộp mỗi loại sắc thuế khác nhau là không đồng nhất. Nộp thuế và khai thuế luôn là công việc đòi hỏi kế toán cần sự chỉn chu trong từ con số trên hóa đơn chứng từ và tờ khai. Khi thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp luôn được kiểm soát sát sao từ Cơ quan Thuế. Thời hạn nộp thuế và khai thuế đã được quy định rõ ràng, kèm với đó là các chế tài xử phạt với doanh nghiệp không tuân thủ. 

Để tránh các vi phạm không đáng có về nộp thuế và khai thuế, kế toán cần ghi nhớ 6 mốc thời gian quan trọng mà VisioEdu sắp nêu sau đây.

 7 mốc quan trọng về nộp thuế và khai thuế mọi kế toán cần ghi nhớ 2

1. Thời hạn nộp lệ phí môn bài

Thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, quy định 3 trường hợp như sau:

– Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

– Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm kết thúc thời gian miễn.

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:

+ Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động.

+ Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động.

2. Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu thời hạn nộp thuế GTGT và tờ khai này nhé. 

Tại Điều 44, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế được quy định như sau:

a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;

  1. b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

Như vậy, thời hạn các doanh nghiệp phải hoàn thành khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng là vào ngày 20 của tháng tiếp theo.

Nếu nộp theo quý, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sẽ là:

  • Tờ khai quý 1: Chậm nhất ngày 30/4
  • Tờ khai quý 2: Chậm nhất ngày 31/7
  • Tờ khai quý 3: Chậm nhất ngày 31/10
  • Tờ khai quý 4: Chậm nhất ngày 31/1 năm sau

3. Hạn nộp tờ khai tình hình sử dụng hoá đơn

Theo quy định, dù phát sinh hay không phát sinh hoá đơn đầu vào và đầu ra, doanh nghiệp cũng phải làm tờ khai tình hình hoá đơn được sử dụng theo lịch sau:

– Tờ khai quý 1: Chậm nhất ngày 30/04;
– Tờ khai quý 2: Chậm nhất ngày 30/07;
– Tờ khai quý 3: Chậm nhất ngày 30/10;
– Tờ khai quý 4: Chậm nhất ngày 30/01 năm sau.

>>> Xem thêm: Những điểm mới trong Luật Quản lý Thuế 38 mà kế toán cần phải biết

4. Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp (DN). Thuế TNDN tạm tính là khoản tiền thuế doanh nghiệp tạm đóng hàng tháng, hàng quý căn cứ vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế TNDN tạm tính và sau đó tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán sổ sách, tổng số thuế TNDN phải nộp trong năm (nếu có).

Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.

Theo quy định trên, thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính cụ thể như sau:

– Quý 1: chậm nhất ngày 30/04;
– Quý 2: chậm nhất ngày 30/07;
– Quý 3: chậm nhất ngày 30/10;
– Quý 4: chậm nhất ngày 30/01 năm sau.

5. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy định về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được nêu khá rõ ranggf tại Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.  Quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

* Hồ sơ quyết toán thuế năm của doanh nghiệp:

– Doanh nghiệp có năm tài chính trùng năm dương lịch, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là 31/03 năm sau.
– Doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

* Hồ sơ khai thuế năm của doanh nghiệp:

– Doanh nghiệp có năm tài chính trùng năm dương lịch, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm là 31/1 năm sau

– Doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

* Hộ kinh doanh nộp theo phương pháp khoán: 

Hạn nộp chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước.

* Với hộ kinh doanh mới: 

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

6. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm

Theo Điều 43 và 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp Báo cáo Tài chính năm được quy định như sau: 

– Hạn chốt nộp BCTC năm trước là ngày 31/3 năm sau;
– Doanh nghiệp lưu ý dù phát sinh hay không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập & nộp báo cáo cho năm hoạt động.

7. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu về thời hạn quan trọng cuối cùng liên quan đến thuế Thu nhập cá nhân nhé. 

7.1 Thời hạn nộp thuế TNCN

Tại Khoản 1, Điều 44, Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp thuế TNCN theo hình thức tháng, quý như sau:

  • Trường hợp nộp thuế TNCN theo tháng: Thời hạn nộp thuế TNCN muộn nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo có phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Trường hợp nộp thuế TNCN theo quý: Thời hạn nộp thuế TNCN muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

7.2 Thời hạn quyết toán thuế TNCN

Theo nội dung được quy định tại Khoản 4, Điều 44, Luật Quản lý thuế 2019 về thời quyết toán thuế TNCN như sau:

  • Với doanh nghiệp nộp thay người lao động: Thời hạn quyết toán thuế TNCN muộn nhất là ngày 31/03 hàng năm.
  • Với cá nhân trực tiếp thực hiện quyết toán thuế: Thời hạn quyết toán thuế TNCN chậm nhất là 30/04 hàng năm.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của VisioEdu về thời hạn nộp thuế và khai thuế quan trọng nhất mà mọi kế toán đều cần ghi nhớ. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ vượt qua kỳ quyết toán thuế dễ dàng và tránh các khoản phạt không đáng có về chậm nộp thuế và tờ khai.

Có thể bạn cũng quan tâm:

>>> Khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu – Trở thành chuyên gia tư vấn thuế sau 3 tháng

>>> 7 trường hợp không phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    Vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi kỳ thi CPA…

    Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không

    Hỏi đáp: Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    VisioEdu nhận được câu hỏi từ kế toán như sau: “Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu…

    Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo thông tư 78-2

    Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    Hóa đơn điều chỉnh giảm đóng vai trò quan trọng, giúp kế toán khắc phục những sai sót trong quá…

    Giám đốc mua đồ dùng giá trị lớn được ghi nhận là TSCĐ

    Giám đốc mua ví da, nước hoa có giá trị trên 30 triệu đồng có được ghi vào Tài sản cố định và tính vào chi phí được trừ không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th11 2024

    VisioEdu có nhận được câu hỏi khá hay của kế toán về chi phí được trừ như sau: “Giám đốc…

    Bài cùng tác giả

    Chứng từ kế toán lưu trữ bao nhiêu năm là đủ? 

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th9 2024

    Khi quản lý tài chính doanh nghiệp, việc lưu trữ chứng từ kế toán đóng vai trò quan trọng trong…

    Doanh nghiệp có giao dịch liên kết được hoàn thuế thế nào?

    Giảng viên: Tác giả: admin
    12 Th9 2021

    Các quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP…

    Lập báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực kế toán-2

    Lưu ý quan trọng để lập Báo cáo Tài chính theo đúng chuẩn mực kế toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th10 2024

    Lập báo cáo tài chính là 1 việc làm hết sức cần thiết và quan trọng của doanh nghiệp. Báo…

    Quy định cập nhật kiến thức với kế toán có chứng chỉ Đại lý Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    09 Th5 2023

    Đối với kế toán sở hữu chứng chỉ Đại lý Thuế thì cập nhật kiến thức thường niên là điều…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành