Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm có giá trị tương đương hóa đơn gốc hoặc xuất hóa đơn thay thế hóa đơn gốc bằng một hóa đơn toàn số sẽ có những rủi ro xuất hóa đơn điều chỉnh? Làm thế nào để hạn chế những rủi ro đó? Các chuyên gia tại VisioEdu sẽ giúp bạn phân tích kỹ rủi ro xuất hóa đơn điều chỉnh trong bài viết này.
1. Phân tích quy định của Pháp luật về xuất hóa đơn
Theo quy định cũ, khi người bán hủy hóa đơn đã xuất, chỉ cần lập biên bản hủy hóa đơn. Theo quy định hiện tại (nghị định 123) chỉ cho phép điều chỉnh hóa đơn sai sót bằng hai cách là xuất hóa đơn thay thế hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh. Trong thông tư 78, chỉ cho phép hủy hóa đơn duy nhất với trường hợp hóa đơn cung cấp dịch vụ, xuất khi thu tiền trước nhưng phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ. Vậy, khi cần hủy hóa đơn đã xuất, người bán áp dụng biện pháp xuất một hóa đơn điều chỉnh giảm, ghi âm (-) toàn bộ giá trị của hóa đơn ban đầu hoặc xuất một hóa đơn thay thế với toàn bộ số lượng, đơn giá, thành tiền bằng không (= 0) liệu có hợp pháp.
Đọc thoáng qua thì sẽ nhận thấy rằng hóa đơn này chẳng có vấn đề, sai thì sửa, sai thì điều chỉnh. Nhưng đó là bề nổi của tảng băng có thể lật bất cứ lúc nào và làm cho doanh nghiệp bị vướng vào vòng lao lý.
Đầu tiên đi từ những định nghĩa, khái niệm cơ bản gần gũi nhất với người làm công tác kế toán đó là hóa đơn. Theo Luật Quản lý thuế số 38 có nêu “Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”. Mở rộng thêm, chứng từ kế toán là gì?
Theo Luật Kế toán số 88 có nêu “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những sự kiện đã hoàn thành, làm cho tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp bị biến động.
2. Rủi ro xuất hóa đơn điều chỉnh
Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm có giá trị tương đương hóa đơn gốc hoặc xuất hóa đơn thay thế hóa đơn gốc bằng một hóa đơn toàn số sẽ có rủi ro gì?
Hiểu một cách đơn giản, hóa đơn phản ánh một nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, nên thông tin trên hóa đơn phải khác 0 (# 0). Vậy mà người bán sử dụng phương pháp thay thế hóa đơn ban đầu với hóa đơn mới có giá trị số lượng, đơn giá, thành tiền bằng không (= 0). Khi sử dụng phương pháp này, hóa đơn cũ đương nhiên sẽ bị hủy, không còn tồn tại, trên hệ thống hóa đơn lúc này chỉ còn lại một tờ hóa đơn mới với toàn bộ các chỉ tiêu giá trị bằng không (= 0). Vậy có vô duyên không?
Hoặc người bán sử dụng phương pháp thứ hai là xuất một hóa đơn điều chỉnh giảm, ghi âm (-) toàn bộ giá trị số lượng, đơn giá, thành tiền. Lúc này, hóa đơn ban đầu vẫn tồn tại và hóa đơn điều chỉnh sẽ chỉ như là một “phiếu kế toán” sử dụng để điều chỉnh cho tờ hóa đơn ban đầu vẫn còn đang tồn tại. Nên việc ghi âm (-) trên tờ hóa đơn điều chỉnh có thể coi là hợp lý. Sau khi gộp hai tờ hóa đơn này, ta sẽ có một nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh có giá trị bằng không (= 0). Cách thức xử lý này không hiểu đã đủ mức độ “cồng kềnh” thỏa mãn ý chí của người viết luật hay chưa?
3. Giải pháp hạn chế rủi ro xuất hóa đơn điều chỉnh
Đối với những hóa đơn bán hàng hóa mà “lỡ” xuất trước khi giao hàng, khi giao hàng hóa đến cho người mua, khách hàng không nhận hàng nên người bán phải hủy hóa đơn bằng cách xuất hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế. Bản chất hóa đơn xuất bán hàng hóa trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, đó là hóa đơn khống, thể hiện hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, là một hành vi sai, lại được sửa sai bằng một thủ tục như vậy liệu có hợp pháp.
Còn với những trường hợp xuất trùng hóa đơn, doanh nghiệp muốn hủy, doanh nghiệp phải xin phép cơ quan chủ quản, doanh nghiệp phải chứng minh đó là việc xuất nhầm, xuất trùng chứ không phải trường hợp đã bán hàng, xuất hóa đơn mà lại hủy thì cơ quan chủ quản mới cho phép doanh nghiệp hủy.
Cơ quan thuế đã, đang và sẽ sử dụng hóa đơn như một công cụ kiểm soát, công cụ quản lý thuế. Trong nghị định 123 đã giải thích từ ngữ hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. VisioEdu khuyên bạn hãy đọc, hãy nhớ, hãy khắc cốt ghi tâm để thực hiện và đảm bảo tính an toàn nghề nghiệp.
Nếu bạn quan tâm các vấn đề về rủi ro xuất hóa đơn điều chỉnh, hãy liên hệ ngay với VisioEdu qua hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 hoặc tham khảo ngay khóa học: Ôn thi đại lý Thuế để được cập nhật rõ hơn.
Đăng ký ngay TẠI ĐÂY nhận ưu đãi lên tới 20%.
Có thể bạn cũng quan tâm:
Hóa đơn điện tử xuất lùi ngày được không
Quy định về thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ