Quyết toán thuế TNDN bị lỗ

Doanh nghiệp bị lỗ có phải đóng Thuế TNDN không? Nếu có thì Quyết toán thuế TNDN bị lỗ sẽ được thực hiện như thế nào? Chắc hẳn đây là những câu hỏi của rất nhiều bạn kế toán thuế mới cũng như chủ doanh nghiệp quan tâm nếu doanh nghiệp gặp trường hợp này.

1. Doanh nghiệp lỗ có phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Khoản 2, Điều 9 thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:

“2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm”.

– Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

– Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

– Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

=> Như vậy, Doanh nghiệp lỗ vẫn tiến hành quyết toán thuế bị lỗ như bình thường. Khi xác định được thu nhập tính thuế của doanh nghiệp nhỏ hơn 0. Doanh nghiệp xác định số lỗ và tiến hành chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ, tuy nhiên tối đa không quá 5 năm tính từ năm bắt đầu chuyển lỗ (tức năm tiếp theo của năm phát sinh lỗ). Nếu trong quá trình chuyển lỗ doanh nghiệp có phát sinh thêm lỗ thì số lỗ mới phát sinh được chuyển tương tự cho tối đa 5 năm tài chính tiếp theo (tính từ năm liền sau năm phát sinh lỗ).

Quyết toán thuế TNDN bị lỗ thực hiện như thế nào?

2. Hướng dẫn quyết toán thuế TNDN bị lỗ mới nhất

2.1 Nguyên tắc chuyển lỗ

 Dựa theo điều 9 của thông tư 78/2014/TT-BTC, ta có nguyên tắc chuyển lỗ quyết toán thuế TNDN như sau:

– Trên tờ quyết toán thuế TNDN (03/TNDN) năm nay (năm đang làm tờ khai quyết toán): Có chỉ tiêu C4 – Thu nhập tính thuế phát sinh dương. (tức là có thu nhập bị tính thuế)

– Có số lỗ của các năm trước (được chuyển trong vòng 5 năm – Ví dụ quyết toán năm 2019 thì được chuyển từ năm 2013 đến 2018): chưa được chuyển hoặc chưa chuyển hết. Để xác định được các năm trước lỗ bao nhiêu thì các bạn căn cứ vào:

+ Chỉ tiêu C4 – TNTT của các năm đó: phát sinh âm (giá trị ở trong ngoặc) là năm đó lỗ.

+ Số lỗ còn được chuyển: Thông qua phụ lục chuyển lỗ 03-2A/TNDN của các năm trước đã thực hiện khi năm đó lãi.

– Số lỗ được chuyển toàn bộ và liên tục nhưng không được lớn hơn số lãi.

2.2 Các bước chuyển lỗ quyết toán thuế TNDN mới nhất

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK

Bước 2:  Chọn “Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp”

Bước 3: Chọn “Quyết toán thuế TNDN (03/TNDN)” 

Bước 4: Chọn “Phụ lục 03-2A/TNDN”,

+ Phụ lục 03-2A/TNDN sẽ hiện ra 

– Cách điền các chỉ tiêu trên phụ lục 03-2A/TNDN:

+ Cột 1: có 5 dòng tương ứng với 5 năm được chuyển lỗ gần nhất ở Cột 2

+ Cột 3: Số lỗ phát sinh: Là tổng số lỗ của các năm ở cột 2 : căn cứ để đưa vào Cột này là giá trị âm của chỉ tiêu C4 của các năm tương ứng của cột 2 đó.

+ Cột 4: số lỗ đã chuyển trong các kỳ tính thuế trước: ghi tổng số lỗ đã được chuyển trong các kỳ tính thuế trước của từng năm. (Chú ý: kỳ trước là trước năm chúng ta đang thực hiện Quyết toán chứ không phải trước năm đó).

+ Cột (5): Số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế này:

Mẹo nhỏ:

+ Số lãi phát sinh trong kỳ (kiểm tra xem C4 (Trên 03/TNDN) đang dương bao nhiêu => để ra số lỗ tối đa được chuyển)

+ Số lỗ còn được chuyển (Kiểm tra Cột 6 (trên 03-2A/TNDN) – Xem chúng ta còn bao nhiêu lỗ để chuyển của năm đó)

=> Lỗ của năm nào chuyển đúng dòng của năm đó, phải chuyển toàn bộ và liên tục nhưng tối đa bằng số lãi (giá trị dương ở C4)

Trên đây Visio.edu.vn đã hướng dẫn chi tiết cách quyết toán thuế TNDN bị lỗ một cách nhanh và đơn giản nhất, mong rằng sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo.

Chúc các bạn làm kế toán thành công!

Để hiểu hơn về Thuế TNDN và cách quyết toán thuế TNDN bị lỗ hãy tham khảo ngay khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu của chúng tôi: TẠI ĐÂY. Hoặc liên hệ hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 để được hỗ trợ.

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường thì doanh nghiệp có rủi ro gì

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường, doanh nghiệp có rủi ro gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Thanh lý tài sản là một trong các chủ đề được rất nhiều kế toán quan tâm. Trong khóa học…

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu là chính sách thuế quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhập khẩu,…

    Lịch thi và danh sách thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Hội đồng thi Kiểm toán viên, kế toán viên đã có thông báo chính thức về thời gian, địa điểm…

    Hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra

    Xử lý hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp bên bán xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng khi còn…

    Bài cùng tác giả
    Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

    Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th4 2024

    Trong lĩnh vực kế toán, việc ghi nhận tài sản cố định đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là…

    Hóa đơn đầu vào không kê khai có được không-2

    Kế toán không kê khai hóa đơn đầo vào có rủi ro gì không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th10 2024

    Hóa đơn đầu vào là chứng từ kế toán quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nhưng vì nhiều lý do…

    Học chứng chỉ CPA ở đâu tốt

    Học chứng chỉ CPA ở đâu tốt

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th11 2023

    Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant) là một trong những chứng nhận quan trọng số 1 đối với những người…

    Lịch thi CPA, APC năm 2023

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    11 Th10 2023

    Lịch thi CPA, APC 2023 chính thức được công bố, đây là thông tin mà cộng đồng kế toán, kiểm…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành