Quyết toán thuế là giai đoạn rất quan trọng và cần thiết với các doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với những kế toán, việc hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm và cách thức thực hiện là vô cùng cần thiết để quá trình quyết toán thuế diễn ra suôn sẻ. Bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ chia sẻ đến bạn đọc những nguyên tắc và lưu ý chung khi thực hiện quyết toán thuế tại doanh nghiệp.
1. Nguyên tắc chung trong hoạt động quyết toán thuế của doanh nghiệp
Quá trình quyết toán thuế của doanh nghiệp được chính xác và tránh tối đa rủi ro khi doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc VisioEdu nêu dưới đây:
- Báo cáo tài chính đảm bảo độ chính xác tuyệt đối
Việc kê khai quyết toán thuế của doanh nghiệp phải căn cứ vào số liệu báo cáo tài chính đã được thống kê bởi kế toán. Bất kì sai sót nào xuất hiện trong báo cáo tài chính cũng gây ra bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình quyết toán thuế.
- Thực hiện đúng nghĩa vụ thuế
Người nộp thuế phải thực hiện kê khai quyết toán thuế doanh nghiệp theo đúng mẫu quy định và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của số liệu kê khai. Việc kê khai quyết toán thuế phải đảm bảo phản ánh đúng nghĩa vụ thuế trên cơ sở sổ sách kế toán của người nộp thuế.
- Căn cứ hoàn toàn vào quy định pháp luật
Việc quyết toán thuế doanh nghiệp liên quan chặt chẽ đến các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định về kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Những lưu ý trong quá trình quyết toán thuế của doanh nghiệp
Hiện nay, có 2 loại thuế phổ biến đối với doanh nghiệp:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thuế giá trị gia tăng.
Nhằm đảm bảo cho việc quyết toán thuế được thực hiện nhanh chóng, chính xác, tránh được tình trạng sai sót có thể xảy ra thì khi quyết toán thuế của doanh nghiệp cần lưu ý một số điều VisioEdu nêu dưới đây.
2.1 Doanh nghiệp phải có đầy đủ hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán.
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, khi báo cáo quyết toán thì cần có bản lưu file mềm và cần in toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán cùng với chứng từ kế toán một cách cẩn thận và đầy đủ để hồ sơ đủ điều kiện để quyết toán thuế, tránh trường hợp bị ấn định thuế khi quyết toán. Hiện nay, chưa có bất kì văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm ấn định thuế. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản ấn định thuế là việc cơ quan quản lí thuế xác định số thuế phải nộp và buộc các chủ thể nộp thuế phải thực hiện. Theo đó, cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.
2.2 Rà soát, kiểm tra lại toàn bộ tính hợp lý và đầy đủ của chứng từ kế toán, hoàn thiện vấn đề tồn đọng
Đây là công việc phải được thực hiện hàng kì, theo đó, các kế toán cần kiểm tra xem các tờ khai đã được nộp đúng hạn chưa; nên liệt kê các tờ khai riêng ra một bảng excel để tiện theo dõi, kiểm tra thông tin sau này.
Việc kiểm tra đối chiếu định kỳ sẽ giúp kế toán kiểm soát tốt tình hình hoá đơn của doanh nghiệp; sớm đưa ra phương án giải quyết cụ thể nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến hoá đơn, hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro hoá đơn mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Việc rà soát toàn bộ chứng từ sẽ giúp doanh nghiệp tổng quan được toàn bộ tình trạng của chứng từ kế toán hiện tại, nắm được nội dung còn thiếu của chứng từ (nếu có). Hoá đơn có giá trị lớn và chưa thanh toán thì cần chuẩn bị giấy tờ cho cơ quan chứ năng kiểm tra như: Hợp đồng trả chậm,… Ngoài ra, trong quá trình quyết toán thuế, nếu xảy ra trường hợp có sai sót về con số thì cần lập tờ kê khai bổ sung, in hoá đơn bị sai kẹp thành một bản cùng tờ kê khai điều chỉnh.
Còn đối với các công việc đã thực hiện nghiệm thu, thu tiền nhưng không xuất hoá đơn thì doanh nghiệp cần bổ sung thông tin và xuất hoá đơn bù. Từ đó giúp doanh nghiệp tránh bị rủi ro tính thêm thuế do chứng từ bị mất hoặc do hoá đơn không hợp lệ.
2.3 Doanh nghiệp cần kiểm tra định kỳ các hợp đồng mua bán đã ký kết
Thông thường, kế toán cũng lập bảng excel để tổng hợp lại toàn bộ hợp đồng kinh tế mua vào – bán ra của doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra lại tình trạng hợp đồng đã thanh lý còn dang dở và kiểm tra giá trị hợp đồng để tránh sự mâu thuẫn giữa các hoá đơn, chứng từ và hợp đồng.
2.4 Chú ý tới vấn đề hàng tồn kho của doanh nghiệp
Theo đó, hàng tồn kho trong sổ sách phải đảm bảo khớp với thực tế, việc kiểm tra hàng tồn kho giúp việc quyết toán thuế doanh nghiệp được tiến hành chính xác và nhanh chóng.
Trong trường hợp hàng tồn kho không khớp thì sẽ xảy ra tình huống truy thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp ấn định thuế, dựa trên việc kiểm tra:
- Tình trạng âm kho thực tế;
- Các phiếu nhập xuất, thẻ kho, bảng tổng hợp nhập xuất, tồn kho chi tiết của các mặt hàng.
3. Cách để doanh nghiệp quyết toán thuế thuận lợi
Để quá trình quyết toán thuế diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt từ nhân lực đến các hồ sơ, giấy tờ, hoá đơn, chứng từ và các báo cáo có liên quan. Đây là công việc đòi hỏi tính chính xác và cẩn thận trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tránh trường hợp bị thanh tra mới thấy có sự không trùng khớp trong số liệu.
Bên cạnh đó, sự cẩn thận, tỉ mỉ và trình độ của đội ngũ kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp là rất quan trọng. Họ luôn cần phải cập nhật những thay đổi các quy định có liên quan trong việc lập hồ sơ, thủ tục và quy trình làm việc cụ thể.
Tham gia ngay khóa học “Hướng dẫn chi tiết Tờ khai Quyết toán thuế” cùng VisioEdu để “bỏ túi” ngay những lợi ích dưới đây:
- Giải quyết toàn bộ lo lắng về kê khai và Quyết toán thuế cho năm 2022.
- Cập nhật và nắm vững phương pháp kê khai và cách thức phân bổ nghĩa vụ thuế trên các tờ khai Quyết toán thuế theo quy định mới nhất.
- Tránh mọi sai sót không đáng có khi lập tờ khai Thuế Giá trị gia tăng.
- Biết cách lập Phụ lục Giao dịch liên kết theo đúng chuẩn Thông tư 80.
- Hạn chế các rủi ro về thuế bởi Tờ khai Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân & thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Lớp học của chúng tôi luôn kín chỗ sau 2 tuần mở link đăng ký.
ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TRỌN ƯU ĐÃI 20%: