Nguyên tắc lập báo cáo tài chính kế toán nhất định phải biết

Lập báo cáo tài chính đòi hỏi sự chính xác, minh bạch và tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Vì vậy, trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về các nguyên tắc lập báo cáo tài chính mà các kế toán và các doanh nghiệp cần tuân thủ.

1. Báo cáo Tài chính là gì?

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Báo cáo Tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại mực chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Nói cách khác, Báo cáo Tài chính là bộ báo cáo bằng văn bản thể hiện và truyền tải các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế, tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp đến các nhà đầu tư và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cần sử dụng thông tin. 

Báo cáo Tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định thống nhất.

=> Xem thêm: Báo cáo tài chính gồm những gì

2. Hướng dẫn lập Báo cáo Tài chính

Là một trong những bộ báo cáo quan trọng nhất của doanh nghiệp nên việc thực hiện lập Báo cáo Tài chính phải đảm bảo đầy đủ các bước bao gồm: 

Bước 1: Tập hợp, sắp xếp chứng từ kế toán

Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ đó vào sổ sách kế toán

Bước 3: Phân bổ, khấu hao và chi phí trả trước

Bước 4: Hạch toán các khoản ước tính, điều chỉnh

Bước 5: Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ sách

Bước 6: Thực hiện các bút toán kết chuyển

Bước 7: Xây dựng Báo cáo Tài chính

=> Xem thêm chi tiết: Hướng dẫn 7 bước lập báo cáo tài chính

3. Các nguyên tắc lập báo cáo tài chính cho kế toán và doanh nghiệp

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính kế toán nhất định phải biết

3.1. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính 1: Tuân theo các chuẩn mực

Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định chuẩn mực kế toán về việc “trình bày báo cáo tài chính” và các chuẩn mực khác có liên quan. Toàn bộ những thông tin quan trọng phải được giải trình cụ thể để người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Theo chuẩn mực kế toán, việc trình bày báo cáo tài chính phải tuân theo các quy tắc sau:

– Đảm bảo hoạt động liên tục:

+) Khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của mình. Báo cáo tài chính cần lập dựa trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục, và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần (trừ khi doanh nghiệp có ý định hoặc buộc phải ngừng hoạt động, thu hẹp đáng kể về quy mô hoạt động).

+) Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp cần dự đoán mọi thông tin tối thiểu 12 tháng tiếp theo kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

– Cơ sở dồn tích: 

+) Doanh nghiệp cần lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ thông tin liên quan đến luồng tiền.

+) Các giao dịch được ghi nhận vào thời điểm phát sinh không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền, được ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toán liên quan.

+) Chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

– Tính nhất quán: Cách trình bày, phân loại các khoản mục trong BCTC phải có tính nhất quán, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất của các hoạt động doanh nghiệp hoặc khi cần thiết phải thay đổi trình bày các giao dịch và sự kiện cho hợp lý hơn; hoặc có sự thay đổi về chuẩn mực kế toán, yêu cầu phải có sự thay đổi trong việc trình bày BCTC.

– Tính trọng yếu và tập hợp:

+) Trong BCTC, các khoản mục quan trọng phải được trình bày riêng biệt. Những khoản mục còn lại sẽ được tập hợp chung với nhau.

+) Khi trình bày BCTC, nếu thông tin trọng yếu không được trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác thì sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.

+) Cách xác định khoản mục trọng yếu: Tùy theo tình huống cụ thể, tính chất và quy mô của các khoản mục sẽ là nhân tố quyết định tính trọng yếu.

– Tính bù trừ:

+ Doanh nghiệp cần trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC, không được tự ý bù trừ (trừ khi chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ).

+ Các khoản chi phí, doanh thu chỉ được bù trừ khi được quy định tại chuẩn mực kế toán khác. Hoặc các khoản lãi lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện tương tự nhau mà không quan trọng.

+ Các loại tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng. Việc bù trừ sẽ khiến người đọc BCTC không hiểu được toàn bộ giao dịch, khó có thể dự tính luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.

– Có thể so sánh:

+ Các thông tin được thể hiện bằng số liệu trên BCTC phải được trình bày tương ứng với các kỳ trước để dễ dàng so sánh giữa các kỳ với nhau.

+ Nếu thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các mục trong BCTC thì phải phân loại số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại.

3.2. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính số 2: Tôn trọng bản chất hơn hình thức

Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là các hình thức pháp lý của giao dịch và sự kiện đó.

3.3. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính số 3

Tài sản không được ghi nhận cao hơn phần giá trị có thể thu hồi. Nợ phải trả không được thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

2.4. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính số 4: Phân loại tài sản và nợ phải trả

Tài sản và nợ phải trả bên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành: Ngắn hạn và dài hạn. Trong từng phần, các chỉ tiêu phải được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

– Ngắn hạn: Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại <12 tháng, hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại.

– Dài hạn: Những loại tài sản và nợ phải trả còn lại.

Lưu ý: Khi lập BCTC, kế toán phải tái phân loại tài sản và nợ phải trả của kỳ trước

2.5. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính số 5: Trình bày rõ ràng

Theo nguyên tắc lập báo cáo tài chính này thì tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt, chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.

2.6. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính số 6: Phù hợp và thận trọng

Các khoản doanh thu, chi phí, thu nhập phải được trình bày trên BCTC theo nguyên tắc phù hợp và thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của 1 kỳ báo cáo. Các khoản sai sót của kỳ trước làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh phải được điều chỉnh hồi tố, chứ không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

2.7. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính số 7

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính số 7 thì khi lập BCTC tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí lỗ lãi được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ sẽ phải được loại trừ.

Trên đây là trình bày về nội dung 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính mà kế toán và doanh nghiệp cần tuân thủ khi thực hiện Lập và trình bày báo cáo tài chính.

Nắm rõ các chuẩn mực kế toán về cách lập, trình bày Báo cáo Tài chính theo đúng Thông tư 200. Nhận biết các sai sót trên Báo cáo Tài chính và điều chỉnh đúng chuẩn mực kế toán. Kế toán hãy tham khảo ngay khóa học Lập và trình bày Báo cáo tài chính: TẠI ĐÂY

=> Đăng ký ngay để nhận ưu đãi lên đế 20%: https://forms.gle/TWYzcvDPm7vbmroH9

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Hướng dẫn cách lập hóa đơn Hướng dẫn lập hóa đơn chiết khấu thương mại-2

    Hướng dẫn cách lập hóa đơn chiết khấu thương mại 

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th11 2024

    Chiết khấu thương mại là một khoản giảm giá được áp dụng cho khách hàng khi mua hàng hóa hoặc…

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường thì doanh nghiệp có rủi ro gì

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường, doanh nghiệp có rủi ro gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Thanh lý tài sản là một trong các chủ đề được rất nhiều kế toán quan tâm. Trong khóa học…

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu là chính sách thuế quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhập khẩu,…

    Lịch thi và danh sách thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Hội đồng thi Kiểm toán viên, kế toán viên đã có thông báo chính thức về thời gian, địa điểm…

    Bài cùng tác giả
    Hồ sơ dự thi CPA sẽ cần chuẩn bị gì

    Hồ sơ dự thi CPA cần chuẩn bị những gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    09 Th12 2023

    Để sở hữu được chứng chỉ CPA ngoài sở hữu một phương pháp ôn luyện phù hợp thì việc đầu…

    Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán

    Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    06 Th4 2024

    Chứng chỉ kiểm toán viên CPA là chứng chỉ mà tất cả mọi kế toán đều muốn theo đuổi và…

    10 Nguyên tắc quan trọng của Tài chính doanh nghiệp

    10 Nguyên tắc quan trọng của Tài chính doanh nghiệp – Nội dung ôn thi CPA môn Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th9 2023

    Cơ sở tài chính đằng sau các quyết định của nhà quản trị tài chính là gì? Để có cơ…

    Chuẩn mực kế toán Việt Nam

    26 chuẩn mực kế toán Việt Nam mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th4 2024

    Hiện nay, chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 26 chuẩn mực được Bộ tài chính chia làm 5…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành