Nên thi chứng chỉ kế toán (APC) hay chứng chỉ kiểm toán (CPA)

Chứng chỉ APC và Chứng chỉ CPA đều là các chứng chỉ đặc biệt dành cho kế toán, kiểm toán viên vượt qua kỳ thi do Bộ tài chính tổ chức. Người sở hữu chứng chỉ APC, CPA sẽ được các hiệp hội trong ngành tại nhiều quốc gia công nhận về năng lực chuyên môn. Do đó, khi sở hữu chứng chỉ APC, CPA bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tìm kiếm việc làm cũng như phát triển sự nghiệp. 

Nên thi chứng chỉ kế toán APC hay chứng chỉ kiểm toán CPA

Chứng chỉ APC là sự đảm bảo về năng lực cũng như tính chuyên nghiệp của kế toán, còn chứng chỉ CPA đóng vai trò là một bằng chứng đảm bảo khả năng làm việc của kiểm toán viên. Chỉ khi có được chứng chỉ CPA bạn mới trở thành kiểm toán viên còn trước đó, bạn sẽ được gọi là trợ lý kiểm toán viên.

Đây là hai chứng chỉ rất cần thiết để vừa nâng cao năng lực chuyên môn, vừa có cơ hội phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa biết sự khác biệt giữa hai chứng chỉ này là gì và nên lựa chọn thi chứng chỉ nào để phù hợp với định hướng công việc. Trong bài viết này, VisioEdu sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hai chứng chỉ CPA và APC để có lựa chọn ôn thi phù hợp với mục tiêu phát triển sự nghiệp nhé!

1. Thời hạn chứng chỉ APC và chứng chỉ CPA

Chứng chỉ Kế toán viên APC và chứng chỉ Kiểm toán viên CPA Việt Nam do Bộ tài chính cấp đều có giá trị vô thời hạn. Do đó, một khi bạn đã sở hữu chứng chỉ này thì không cần tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực kế toán, kiểm toán hàng năm nữa. 

Vì thế, rất nhiều kế toán, kiểm toán mong muốn sở hữu hai chứng chỉ này để có cơ hội phát triển sự nghiệp nhiều hơn nữa.

>>> Tìm hiểu thêm: 4 Kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ CPA giúp kế toán đạt kết quả cao

2. Số lượng môn thi chứng chỉ APC và chứng chỉ CPA 

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu về số lượng môn thi trong 2 kỳ thi chứng chỉ APC và chứng chỉ CPA nhé!

Kỳ thi chứng chỉ Kế toán viên APC và chứng chỉ Kiểm toán viên CPA được tổ chức mỗi năm một lần vào cuối năm, khoảng tháng 10, 11. Đây là thời điểm khá thuận lợi cho các bạn kế kiểm tranh thủ thời gian học ôn và thi trước khi bước vào mùa quyết toán mới. 

Số lượng môn thi APC là 4 môn ít hơn so với 7 môn trong kỳ thi chứng chỉ CPA. Do đó, kỳ thi APC thường được đánh giá là dễ dàng hơn so với kỳ thi chứng chỉ CPA.

2.1 Số lượng môn thi chứng chỉ APC

Kỳ thi chứng chỉ kế toán APC được Bộ tài chính tổ chức với 4 môn thi sau:

  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
  • Thuế và quản lý thuế nâng cao
  • Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

Để vượt qua kỳ thi APC, bạn sẽ phải đạt tổng số điểm 4 môn từ 25 điểm trở lên và không có môn nào được điểm dưới 5. Điểm của môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó.

Nếu các bạn đã thi hết 4 môn nhưng chưa đạt tổng điểm trên 25 hoặc có môn dưới 5 điểm, các bạn sẽ phải thi lại môn dưới 5 điểm và có thể chọn môn để thi nâng điểm.

2.2 Số lượng môn thi chứng chỉ CPA

  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
  • Thuế và quản ly thuế nâng cao
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
  • Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao
  • Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
  • Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp,Đức, Trưng quốc

Để vượt qua kỳ thi chứng chỉ CPA, bạn sẽ phải đạt tổng số điểm 6 môn (trừ môn ngoại ngữ chỉ xét đạt) từ 38 điểm trở lên và không có môn nào được điểm dưới 5. Điểm của môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó.

Cũng giống như kỳ thi APC mà VisioEdu chia sẻ bên trên, nếu các bạn đã thi hết 7 môn nhưng chưa đạt tổng điểm trên 38 hoặc có môn dưới 5 điểm, các bạn sẽ phải thi lại môn dưới 5 điểm và có thể chọn môn để thi nâng điểm.

2.3 Đối với người đã có chứng chỉ APC muốn thi lấy chứng chỉ CPA

Tiếp theo, VisioEdu sẽ chia sẻ về các môn thi chứng chỉ CPA khi đã có chứng chỉ APC. 

Đối với người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán APC muốn dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên CPA thì sẽ tham gia thi 3 môn sau:

– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.

– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.

– Ngoại ngữ (trình độ C): 1 trong 5 ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức.

Để vượt qua kỳ thi, thí sinh phải đạt 12,5 điểm trở lên (trừ môn môn ngoại ngữ chỉ xét đạt), trong đó mỗi môn không được dưới 5 điểm.

Có thể coi chứng chỉ CPA gồm chứng chỉ APC và 3 môn thi – Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao, Phân tích hoạt động tài chính nâng cao và Ngoại ngữ. Do đó, nhiều kế toán lựa chọn lộ trình ôn thi chứng chỉ CPA theo hình thức chia nhỏ số môn, thi chứng chỉ APC trước sau đó thi bổ sung 3 môn trên để dễ dàng sở hữu chứng chỉ CPA.

>>> Tìm hiểu thêm điều kiện tham dự CPA và chứng chỉ APC tại đây!

3. Công việc nào cần Chứng chỉ Kế toán viên APC hoặc chứng chỉ Kiểm toán viên CPA

Để bạn đưa ra sự lựa chọn thi chứng chỉ CPA hay chứng chỉ APC cho phù hợp, VisioEdu sẽ nêu 1 số công việc cần thiết phải có 1 trong 2 chứng chỉ này. 

Nếu sở hữu chứng chỉ CPA bạn có thể đăng ký hành nghề kiểm toán và kế toán, nhưng sở hữu chứng chỉ APC bạn chỉ có thể đăng ký hành nghề kế toán.

3.1 Công việc buộc phải có chứng chỉ APC

Chứng chỉ APC là chứng chỉ bắt buộc khi cá nhân muốn đảm nhiệm các vị trí sau:

– Người được thuê làm sổ sách kế toán

– Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán  

– Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

3.1 Công việc buộc phải có chứng chỉ CPA

Tiếp theo, VisioEdu sẽ chia sẻ một số công việc yêu cầu cần có chứng chỉ CPA. 

– Đối với cá nhân: chỉ có kiểm toán viên có chứng chỉ CPA mới có quyền điều hành các cuộc kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán.

– Đối với doanh nghiệp kiểm toán: Theo Luật kiểm toán độc lập năm 2011 để thành lập doanh nghiệp kiểm toán:

+ Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, công ty phải có ít nhất 2 – 5 thành viên góp vốn là kiểm toán viên hành nghề tại công ty.

+ Người đại diện pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là kiểm toán viên hành nghề.

Hy vọng với những chia sẻ trên của VisioEdu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chứng chỉ APC và chứng chỉ CPA. Từ đó có lựa chọn ôn thi chứng chỉ phù hợp với định hướng phát triển sự nghiệp trong thời gian tới.

Có thể bạn cũng quan tâm:

>>> Những điều bạn cần biết về chứng chỉ hành nghề kế toán (APC)

>>> Những lưu ý quan trọng giúp kế toán ôn thi CPA đạt hiệu quả cao

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nhận diện đúng rủi ro Báo cáo Tài chính với khóa học chuyên sâu tại VisioEdu

    Nhận diện đúng 4 rủi ro Báo cáo Tài chính với khóa học chuyên sâu tại VisioEdu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th9 2023

    Doanh nghiệp thường gặp nhiều rủi ro Báo cáo Tài chính sau mỗi kỳ quyết toán thuế. Bởi việc lập…

    Ôn thi chứng chỉ CPA – Những điểm mới của Luật Đầu tư

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th9 2023

    Luật Đầu tư là môn học khá mởi mẻ với kế toán. Việc hiểu rõ và và cập nhật những…

    Nhận diện đúng rủi ro Báo cáo Tài chính với khóa học chuyên sâu tại VisioEdu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th9 2023

    Rủi ro Báo cáo Tài chính là một vấn đề mà tất cả kế toán và chủ doanh nghiệp đều…

    Giải bài tập ôn thi CPA môn Tài chính: Giá trị thời gian của tiền

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th9 2023

    Bài tập ôn thi CPA liên quan đến nội dung giá trị thời gian của tiền trong môn thi Tài…

    Bài cùng tác giả

    Hot: Kết quả kỳ thi chứng chỉ Đại lý Thuế 2022

    Giảng viên: Tác giả: Mr Author
    15 Th6 2022

      Danh sách điểm thi tại Hà Nội: TẠI ĐÂY Danh sách điểm thi tại Hồ Chí Minh: TẠI ĐÂY…

    Ôn thi chứng chỉ CPA – Những điểm mới của Luật Đầu tư

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th9 2023

    Luật Đầu tư là môn học khá mởi mẻ với kế toán. Việc hiểu rõ và và cập nhật những…

    Phân tích quy định khống chế lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Vốn mỏng)

    Giảng viên: Tác giả: admin
    03 Th10 2022

    Nghị định 20/2017/NĐ-CP (“Nghị định 20”), ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01…

    Tất tần tật thông tin về Chuẩn mực IFRS mà kế toán cần vững

    Tất tần tật thông tin về Chuẩn mực IFRS mà kế toán cần vững

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th12 2022

    Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam dần chuyển sang áp dụng Chuẩn mực IFRS để lập…

    Khóa Học Liên Quan

    Kê khai Giao dịch liên kết

    Giúp kế toán và doanh nghiệp xử lý nhanh gọn giao dịch liên kết, chuyển giá một cách hợp pháp. Nâng cao kỹ năng xây dựng hồ sơ và chính sách giá với các bên liên kết sao cho tối ưu nghĩa vụ thuế nhất.

    Đăng ký tư vấn

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành