Việc lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết chính xác, đầy đủ là vô cùng cần thiết để tránh bị cơ quan thuế truy thu thuế và phạt hành chính. Cùng VisioEdu khám phá những điều bạn chưa biết khi lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết để trang bị kiến thức và thành công trong quá trình lập hồ sơ giao dịch liên kết.
1. Tìm hiểu về giao dịch liên kết
Giao dịch liên kết (GDLK) là các hoạt động mua bán, trao đổi, cung cấp dịch vụ,… diễn ra giữa các bên có mối quan hệ đặc biệt, được gọi là các bên liên kết. Mối quan hệ này bao gồm các trường hợp sau:
- Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia.
- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Các giao dịch liên kết phổ biến bao gồm:
– Mua bán, mượn, cho mượn, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, thiết bị, máy móc, cung cấp dịch vụ.
– Mua bán, mượn, cho mượn, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản vô hình, tài sản hữu hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn nhân lực như: hợp tác, hợp lực khai thác sử dụng nhân lực.
– Cho vay, vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác.
– Chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.
Doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần thực hiện đúng các quy định về giao dịch liên kết để đảm bảo tính trung thực, công bằng trong việc xác định nghĩa vụ thuế và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt với việc lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết, đây là một bước mà kế toán phải cẩn thận trong quá trình.
=>> Xem thêm: Một số ví dụ về giao dịch liên kết kế toán đừng bỏ qua
2. Hồ sơ kê khai giao dịch liên kết gồm những gì?
Theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế cho giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết, lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết, người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết gồm:
– Hồ sơ quốc gia lập theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
– Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
– Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
+ Nếu người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18 nghìn tỷ đồng trở lên, thì phải lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (Mẫu số 04) trong Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
+ Nếu người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao trong trường hợp: Công ty mẹ tối cao phải nộp báo cáo này cho cơ quan thuế nước sở tại; Báo cáo được lập theo biểu mẫu kê khai của cơ quan thuế nước sở tại hoặc Mẫu số 04 (Phụ lục Nghị định).
Tham khảo thêm bài viết “Hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết” để dễ dàng hơn trong việc lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết.
3. Trường hợp nào phải lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết?
Theo Điều 5 Nghị định số 132 /2020/NĐ-CP các bên liên kết phải lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết được quy định tóm tắt như sau:
– Doanh nghiệp tham gia nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp bên kia.
– Hai doanh nghiệp tham gia có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ gián tiếp hoặc trực tiếp.
– Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ gián tiếp hoặc trực tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp còn lại.
– Một doanh nghiệp bảo lãnh/cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới tất cả hình thức với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.
– Doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp khác với điều kiện: Doanh nghiệp thứ nhất chỉ định phải chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; Một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định phải có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai.
– Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba.
– Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân có mối quan hệ gia đình.
– Hai cơ sở kinh doanh có liên kết với nhau theo hình thức trụ sở chính – cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của cùng một cá nhân, tổ chức nước ngoài.
– Các doanh nghiệp chịu sự chi phối, ảnh hưởng bởi một cá nhân thông qua việc cá nhân đó góp vốn hoặc trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp.
– Ngoài các trường hợp nêu trên, một doanh nghiệp có thể được xem là chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp khác nếu doanh nghiệp đó có quyền quyết định, chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia trên thực tế.
– Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính Thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính Thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ gia đình.
4. Khi nào được miễn lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết?
Hãy nắm rõ các trường hợp được miễn lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết cùng với VisioEdu để xác định được tình trạng của doanh nghiệp:
– Nếu chỉ có các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia vào giao dịch, áp dụng vùng mức thuế suất thuế và không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, thì không cần phải kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III và mục IV của Mẫu số 01 được quy định trong Phụ lục kèm theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP.
=>> Xem thêm: Miễn kê khai và miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Việc nắm rõ các trường hợp được miễn lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng các quy định để tránh vi phạm hành chính và chịu phạt.
5. Lưu ý khi lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết
– Giao dịch liên kết có thể dẫn đến việc chuyển giá
Điều này có nghĩa là việc các bên liên kết thỏa thuận về giá giao dịch không theo nguyên tắc thị trường nhằm mục đích giảm thuế. Do đó, việc tìm hiểu về giao dịch liên kết cũng như lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kếtt giúp doanh nghiệp hiểu rõ các quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết. Từ đó có thể tuân thủ đúng quy định pháp luật và tránh được các rủi ro về thuế.
– Thời hạn nộp hồ sơ kê khai giao dịch liên kết
Thời hạn cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết cũng như hồ sơ kê khai giao dịch liên kết không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Cơ quan thuế. Người nộp thuế có thể gia hạn thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết 01 lần không quá 15 ngày làm việc nếu có lý do chính đáng.
Trên đây là những chia sẻ với bạn những thông tin quan trọng trong quá trình lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết của VisioEdu – đơn vị đào tạo uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế và pháp lý.
Với những ưu điểm trên, khóa học “Kê khai giao dịch liên kết” của VisioEdu là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu và thực hiện lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết đúng quy định. Đây chính là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp giải quyết tận cùng những khó khăn về giao dịch liên kết, chuyển giá.
=> Sở hữu ngay cho mình ưu đãi đến 20% với khóa học Kê khai giao dịch liên kết