Lập Báo cáo tài chính là công việc cuối cùng của người làm kế toán trong năm, là kết quả công việc của phòng kế toán qua một năm thu thập, ghi chép số liệu các giao dịch kinh tế của doanh nghiệp bằng ngôn ngữ kế toán và quan trọng hơn cả, nó thể hiện mức độ năng lực của bộ phận chuyên trách khi đưa ra được những số liệu kinh tế chính xác, trung thực để trình bày với các đối tượng liên quan của doanh nghiệp như ban lãnh đạo, nhà đầu tư, cơ quan thuế ….
Ban lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư luôn kỳ vọng và yêu cầu báo cáo tài chính sẽ chỉ cho họ thấy rõ được tình hình tài chính, sức khoẻ của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh vừa qua và đặc biệt là thấy được chính xác lợi nhuận mà họ đã đạt được sau một năm nỗ lực thực hiện chiến lược, phấn đấu cạnh tranh trên thị trường.
Nhưng một thực trạng đáng buồn hiện nay tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là kế toán, và thậm chí là cả những người Hành nghề Đại lý thuế, do hiểu biết còn nhiều giới hạn, chỉ tập trung vào việc lập Báo cáo tài chính “dùng cho mục đích tính thuế”, cố gắng làm cho chỉ tiêu lợi nhuận kế toán đúng bằng với thu nhập chịu thuế, rồi sau đó nhàn nhã “nhặt ngang” các chỉ tiêu từ Báo cáo tài chính sang Tờ khai Quyết toán thuế TNDN một cách “vô tư”, với tốc độ trung bình chỉ bằng “một nốt nhạc”.
Điều này tạo ra một bản Báo cáo tài chính có thể đẹp về nước sơn, nhưng chắc chắn nham nhở về số liệu và vô nghĩa đối với công tác quản trị của doanh nghiệp. Người làm công tác kế toán tự biến mình thành kẻ ít giá trị đối với chủ doanh nghiệp.
Nguyên nhân của tình trạng này là do người lập Báo cáo tài chính đang đồng nhất các quy định của kế toán và thuế. Họ không xác định được khoảng cách giữa Báo cáo tài chính và Tờ khai quyết toán thuế TNDN, hoặc có thể họ biết nhưng họ lại lúng túng trong việc lựa chọn phương thức đúng đắn để vượt qua khoảng cách đó. Vì thế, họ thường chọn giải pháp đơn giản là đẩy Báo cáo tài chính cho trùng khít với Tờ khai quyết toán thuế TNDN một cách vô cùng chủ quan.
Hơn nữa, với cách tiếp cận như vậy, các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính trở nên hình thức, méo mó, không thể hiện được bản chất vốn có của nó nên người lập không còn đối chiếu được sự chính xác của số liệu và từ đó, họ không biết rằng, cơ quan thuế, với chức năng nghiệp vụ của mình và cũng hiểu rõ thực trạng trên đây, đã xây dựng bộ nhận diện 17 chỉ tiêu, dễ dàng đánh giá những rủi ro về nghĩa vụ thuế khi nhận được một bản Báo cáo tài chính được tô vẽ chỉ dùng cho mục đích thuế
Trong bối cảnh đó, VISIO đã nghiên cứu, thiết kế và triển khai chương trình đào tạo “Nhận diện những rủi ro của Báo cáo tài chính khi Quyết toán thuế TNDN năm 2020”.
Chương trình đặc biệt này sẽ giúp người học vừa hiểu được cách thức lập Báo cáo Tài chính tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán để đảm bảo yêu cầu quản trị, vừa xử lý chính xác những sự khác biệt giữa kế toán và thuế từ đó lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo đúng quy định của Luật thuế cũng như việc đánh giá ban đầu của 17 chỉ tiêu xuất hiện trên Báo cáo tài chính có thể dẫn đến những rủi ro về thuế ...