Kế toán trưởng là gì và chịu trách nhiệm gì?

Kế toán là một bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Chắc hẳn bạn cũng nghe rất nhiều về chức danh kế toán trưởng. Vậy kế toán trưởng là gì và chịu trách nhiệm gì trong doanh nghiệp? Cùng VisioEdu tìm hiểu về vị trí kế toán này ở bài viết dưới đây nhé.

1. Kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng (tiếng Anh là Chief Accountant) là một quản lý cấp cao, đứng đầu bộ phận kế toán của một doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hoặc cơ quan.

Theo quy định pháp luật Việt Nam, Kế toán trưởng là thuật ngữ được dùng cho những người được Bộ tài chính cấp phép.

Kế toán trưởng phụ trách, chỉ đạo chung các hoạt động của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp. Tùy vào quy mô của mỗi doanh nghiệp, kế toán trưởng có thể là trưởng bộ phận hoặc trưởng nhóm. Trong các công ty lớn, kế toán trưởng giám sát một nhóm các chuyên gia tài chính và làm việc dưới quyền giám đốc tài chính (CFO). Nhưng nhiều công ty nhỏ hiện nay không bổ nhiệm vị trí kế toán trưởng mà chỉ có kế toán viên.

2. Công việc của kế toán trưởng

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu xem công việc của kế toán trưởng là gì nhé.

Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung về các hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong doanh nghiệp với khối lượng công việc tương đối lớn. Dưới đây là những đầu việc quan trọng của một kế toán trưởng cần làm:

2.1. Quản lý các hoạt động tài chính tại doanh nghiệp

Kế toán trưởng trực tiếp quản lý, phân bổ công việc cho bộ phận kế toán tại doanh nghiệp, gồm các công việc mà VisioEdu nêu sau:

– Lập các biểu mẫu tài liệu, giấy tờ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Lên kế hoạch công việc chi tiết cho bộ phận kế toán, thực hiện triển khai, giám sát quá trình hoạt động của phòng ban.

– Thực hiện kiểm kê nguồn tài sản, dòng tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo định kỳ.

2.2. Quản lý hệ thống kế toán của doanh nghiệp

Nhiệm vụ quan trọng thứ 2 của kế toán trưởng mà VisioEdu muốn nói đến đó là quản lý hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm giám sát chung các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là:

– Tính toán giá thành các sản phẩm mà doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh.

– Chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Kế toán  trưởng có thế là người trực tiếp kê khai, hạch toán thuế hoặc giám sát bộ phận kế toán thuế tại doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật.

– Đối chiếu công nợ với khách hàng, chủ đầu tư và ngân hàng.

– Giám sát bộ phận kế toán tiền lương làm việc đúng quy trình, tính toán tiền lương chính xác, nộp bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên trong doanh nghiệp.

– Kiểm soát quy trình lập tài liệu, sổ sách; quy trình kiểm kê tài sản nội bộ công ty.

– Lập bảng cân đối kế toán, rà soát các báo cáo nguồn tài chính của doanh nghiệp.

– Theo dõi sát sao hoạt động lưu trữ mọi loại sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ của doanh nghiệp theo đúng quy định.

2.3. Tham gia quản lý, đào tạo các kế toán viên

Một công việc đặc biệt mà chỉ kế toán trưởng thường làm đó là tham gia đào tạo cho kế toán viên tại doanh nghiệp. Cụ thể gồm:

– Tổ chức, điều phối công việc phù hợp cho các kế toán viên.

– Giám sát, kiểm tra và đánh giá hiệu quả công việc của các kế toán viên.

– Đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán viên tại doanh nghiệp theo định kỳ.

2.4. Lập và trình bày báo cáo tài chính

Kế toán trưởng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cũng như chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế. Do đó, người đảm nhiệm vị trí này cần thực hiện các công việc VisioEdu nêu sau:

– Phối hợp với các kế toán viên, kế toán tổng hợp để lập báo cáo tài chính theo dõi tình hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

– Phối hợp với kế toán tổng hợp trình bày bảng báo cáo tài chính trước ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan kiểm toán.

2.5. Tham mưu cho ban lãnh đạo về các hoạt động tài chính của doanh nghiệp

– Xác định nguồn dự trữ tài chính nội bộ, giảm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.

– Giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh, tham mưu kế hoạch cho ban lãnh đạo để đảm bảo nguồn lợi tài chính cho doanh nghiệp.

– Đưa ra kiến nghị phòng ngừa những rủi ro trong kinh doanh, đề xuất giải pháp tối ưu thu hút nguồn tài chính cho ngân sách của doanh nghiệp.

2.6. Các nhiệm vụ khác

Ngoài những công việc chính VisioEdu kể trên, kế toán trưởng còn thực hiện một số công việc sau:

– Tiến hành thực hiện các giao dịch vay tín dụng với bên ngân hàng và trong lĩnh vực tài chính.

– Tổng hợp, cung cấp sổ sách, số liệu thống kê cho công tác kiểm toán của cơ quan chức năng.

– Đưa ra đề xuất cải tiến những hạn chế trong hoạt động xử lý công việc của bộ phận kế toán.

– Tham gia điều hành, tổ chức các cuộc họp nội bộ của bộ phận kế toán.

– Tham gia đầy đủ các cuộc họp với ban lãnh đạo công ty khi có yêu cầu.

3. Trách nhiệm của kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người giữ vị trí cao và thực hiện nhiều công việc quan trọng trong doanh nghiệp. Do đó, trách nhiệm của vị trí này cũng vô cùng lớn.

Kế toán trưởng có trách nhiệm thực hiện công việc kế toán và tổ chức quản lý bộ phận kế toán theo các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm đảm bảo sổ sách kế toán chính xác và đầy đủ, cũng như các hoạt động kế toán, tài chính, thuế của doanh nghiệp là phù hợp với quy định của pháp luật.

Xét về mặt pháp luật, kế toán trưởng chịu trách nhiệm toàn bộ tài chính doanh nghiệp, nên có một số các điều luật dành cho vị trí kế toán trưởng. Để bạn hiểu rõ hơn trách nhiệm của vị trí này, VisioEdu xin trích dẫn Luật kế toán, Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định như sau:

  1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngày kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
  2. Phụ trách kế toán:
  3. a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
  4. b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

Kế toán trưởng phải theo tiêu chuẩn và điều kiện theo luật số 88/2015/QH13 điều 54 như sau:

  1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
  2. a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
  3. b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
  4. c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
  5. d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
  6. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

4. Cần kỹ năng nào để trở thành kế toán trưởng

Để trở thành kế toán trưởng, ngoài việc tham dự kỳ thi và sở hữu chứng chỉ kế toán trưởng do Bộ tài chính cấp, kế toán cần thêm một số kỹ năng mà VisioEdu nêu sau:

Kỹ năng tổ chức và quản lý

Là người trực tiếp đứng đầu một bộ phận trong doanh nghiệp, kế toán trưởng cần phải nắm vững kỹ năng tổ chức và quản lý. Cụ thể là tổ chức hoạt động, xây dựng quy trình làm việc cho bộ phận kế toán, đồng thời quản lý các kế toán viên để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và quy tắc của doanh nghiệp. Khi nắm vững kỹ năng tổ chức và quản lý, kế toán trưởng sẽ điều phối bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý.

Kỹ năng phân tích

Nhiệm vụ của kế toán trưởng là theo dõi và phân tích các số liệu tài chính của công ty/doanh nghiệp. Do đó, việc trang bị kỹ năng phân tích logic, chuẩn xác là yếu tố vô cùng cần thiết. Với kỹ năng này, KTT sẽ vận dụng và thực hiện các nghiệp vụ kế toán, đồng thời đưa ra giải pháp nhanh chóng để có thể giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán.

Kỹ năng giao tiếp xã hội

Kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc lãnh đạo, điều phối công việc và tạo mối quan hệ xã hội. Vậy nên, ở vị trí kế toán trưởng, bạn cũng nên trau dồi cho bản thân kỹ năng giao tiếp và ứng xử để thuận lợi hơn trong công việc, có thể tự tin giao tiếp với cấp dưới, cấp trên, bộ phận lãnh đạo hay thậm chí là khách hàng.

Kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian

Để trở thành một kế toán trưởng giỏi và chuyên nghiệp, có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất thì kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian là vô cùng quan trọng. Bởi khối lượng công việc đối với vị trí KTT rất lớn, hơn nữa mọi công việc chủ yếu liên quan đến sổ sách, chứng từ, số liệu. Chính vì vậy, nếu biết cách sắp xếp, quản lý thời gian tốt thì bạn sẽ hoàn thành công việc đúng hạn, mọi việc diễn ra suôn sẻ như mong muốn.

5. Lộ trình để sinh viên kế toán mới ra trường trở thành kế toán trưởng

Sinh viên kế toán mới ra trường chắc chắn không thể đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng trong doanh nghiệp. Bởi vị trí này đòi hỏi không chỉ là kiến thức vững vàng mà còn đòi hỏi kế toán cần có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kế toán. Để giúp sinh viên kế toán có lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng, VisioEdu sẽ liệt kê thứ tự công việc mà các bạn cần làm như sau:

– Trở thành nhân viên kế toán bộ phận:

Sinh viên kế toán mới ra trường nên bắt đầu từ vị trí kế toán viên như kế toán thu mua, kế toán thuế, kế toán công nợ, kế toán tiền lương,… Vị trí kế toán viên chuyên xử lý nghiệp vụ cho từng phần hành sẽ giúp kế toán làm quen với công việc, tích lũy kinh nghiệm xử lý tình huống khó. Giúp kế toán tạo dựng nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để đảm nhiệm vị trí cao hơn trong tương lai.

– Trở thành kế toán tổng hợp:

Sau khi đã có kinh nghiệm làm việc thường thì từ 3 – 5 năm, kế toán đã vững chuyên môn và đủ kỹ năng để xử lý nghiệp vụ khó, kế toán có thể thử sức với vị trí cao hơn đó là kế toán tổng hợp. Vị trí này cần những người có khả năng bao quát tất cả các hoạt động trong kế toán doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp là người hỗ trợ đắc lực cho kế toán trưởng. Do đó, khi đảm nhiệm vị trí này kế toán có thể học hỏi thêm rất nhiều kiến thức chuyên sâu, kỹ năng quản lý để sẵn sàng đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng trong tương lai.

– Trở thành kế toán trưởng: Khi đã tự tin với kiến thức và kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được, sẵn sàng chịu trách nhiệm cho toàn bộ phòng ban kế toán, tài chính tại doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể tiếp nhận vị trí kế toán trưởng. Trước khi tiếp nhận vị trí này, bạn cần sở hữu chứng chỉ kế toán trưởng do Bộ tài chính cấp.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Visio.edu.vn về vị trí kế toán trưởng. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất cho vị trí này và xây dựng lộ trình thăng tiến phù hợp.

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Cách tính thuế TNDN

    Cách tính Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th4 2024

    Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành ngân sách và…

    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th4 2024

    Khấu trừ thuế giá trị gia tăng dù là theo phương pháp nào cũng cần tuân thủ những nguyên tắc…

    Điều kiện khấu trừ thuế gtgt đầu vào

    Điều kiện khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th4 2024

    Khấu trừ Thuế GTGT là gì? Điều kiện khấu trừ Thuế GTGT đầu vào sẽ như thế nào? Hãy cùng…

    danh sách dự thi Đại lý Thuế 2024

    [Mới nhất] Đã có danh sách dự thi Đại Lý Thuế 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th4 2024

    Sau một thời gian dài chờ đợi thì ngày 23/4/2024 Tổng Cục Thuế đã công bố danh sách dự thi…

    Bài cùng tác giả
    Tân Đại lý Thuế 2023

    Chúc mừng Tân Đại lý Thuế 2023 – Các anh/chị cựu học viên lớp Ôn thi Đại lý Thuế tại VisioEdu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th10 2023

    VisioEdu vinh dự là nơi khởi đầu giúp các Tân Đại lý Thuế 2023 chạm tới mục tiêu sở hữu…

    lap ho so ke khai giao dich lien ket

    Lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết cần biết điều này

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    12 Th3 2024

    Việc lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết chính xác, đầy đủ là vô cùng cần thiết để…

    Thuế thu nhập cá nhân là gì

    Thuế thu nhập cá nhân là gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    05 Th1 2024

    Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng góp phần bổ sung vào…

    Nhận diện đúng rủi ro Báo cáo Tài chính với khóa học chuyên sâu tại VisioEdu

    Nhận diện đúng 4 rủi ro Báo cáo Tài chính với khóa học chuyên sâu tại VisioEdu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th9 2023

    Doanh nghiệp thường gặp nhiều rủi ro Báo cáo Tài chính sau mỗi kỳ quyết toán thuế. Bởi việc lập…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành