Hóa đơn điều chỉnh giảm đóng vai trò quan trọng, giúp kế toán khắc phục những sai sót trong quá trình phát hành hóa đơn. Trong Thông tư 78/2021/NĐ-CP có quy định khá rõ về việc quản lý hóa đơn quy định về việc lập và sử dụng hóa đơn điều chỉnh. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách viết và xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78. Cùng VisioEdu theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
1. Quy định về hóa đơn điều chỉnh giảm
Hóa đơn điều chỉnh giảm là hóa đơn được lập để điều chỉnh giảm giá trị hàng hóa, dịch vụ đã xuất trên hóa đơn đã phát hành trước đó.
Căn cứ theo Điểm e Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC thì:
“e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.”
Hóa đơn điều chỉnh giảm được ghi số âm (-).
Đối với hóa đơn bị sai tên công ty, địa chỉ nhưng mã số thuế đúng thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, không cần lập hóa đơn điều chỉnh.
2. Các trường hợp cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm
Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm là việc mà kế toán thực hiện để ghi nhận giảm giá trị của một hóa đơn khác (đã được lập trước đó). Một số trường hợp cụ thể, bao gồm:
Trường hợp 1: Viết sai hóa đơn
Căn cứ theo điều 19 nghị định 123/2020/NĐ-CP và điều 7 thông tư 78/2021/TT-BTC thì trường hợp hóa đơn có sai sót về các thông tin làm giá trị hóa đơn (sai về thành tiền, thuế suất, tiền thuế,…) cao hơn so với thực tế thì doanh nghiệp cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc xuất hóa đơn thay thế. Việc xuất hóa đơn như trường hợp này là một trong các cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai mà kế toán doanh nghiệp áp dụng thực hiện.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp giảm giá hàng bán
Trường hợp sau khi lập hóa đơn và hạch toán doanh thu, doanh nghiệp phát hiện hàng lỗi, chất lượng thấp và quyết định giảm giá cho khách hàng thì sẽ phát hành một hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị cho hóa đơn ban đầu.
Trường hợp 3: Doanh nghiệp thực hiện chương trình chiết khấu thương mại
Nếu số tiền chiết khấu cuối cùng khi kết thúc chương trình bán hàng lớn hơn các khoản đã giảm trước đó cho KH thì kế toán được lập hóa đơn điều chỉnh giảm.
Trường hợp 4: Doanh nghiệp thực hiện quyết toán cuối cùng của công trình xây dựng lắp đặt phát hiện giá trị quyết toán thấp hơn giá trị tạm tính.
3. Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo thông tư 78
Việc xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm thực hiện theo Thông tư 78/2021/NĐ-CP và hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn 1647/TCT-CS năm 2023 như sau:
Bước 1: Ghi lý do điều chỉnh giảm và điền đầy đủ thông tin nội dung trên hóa đơn điều chỉnh.
Thực hiện điều chỉnh giảm toàn bộ thông tin dòng hàng hóa bị sai và điều chỉnh tăng tương ứng dòng hàng hóa đúng (bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế).
Bước 2: Ký số và gửi hóa đơn cho người mua
Xuất hóa đơn, ký số rồi gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
4. Một số lưu ý khi xuất hóa đơn điều chỉnh giảm
Ngoài các bước trên, bạn cũng cần lưu ý một số quy định khác liên quan đến việc xuất hóa đơn điều chỉnh giảm, cụ thể như:
- Trường hợp được phép và không được phép xuất hóa đơn điều chỉnh giảm
- Nội dung ghi trên hóa đơn điều chỉnh giảm
- Thủ tục gửi hóa đơn điều chỉnh giảm cho khách hàng và cơ quan thuế
Bạn nên tham khảo thêm các quy định của pháp luật về hóa đơn để đảm bảo việc xuất hóa đơn điều chỉnh giảm được thực hiện đúng quy định.
Trên đây là các bước thực hiện xuất hóa đơn để điều chỉnh giảm theo Thông tư 78. Hy vọng bài viết này, Visio Edu đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích.
Có thể bạn cũng quan tâm:
>>> Khóa học Ôn thi Đại lý Thuế – Khóa học chuyên sâu nhất về hóa đơn
>>> Xuất hóa đơn và hạch toán hàng cho, biếu, tặng như thế nào?