Gia công phần mềm có chịu thuế GTGT hay không là câu hỏi mà VisioEdu nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua. Để giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
1. Thuế Giá trị gia tăng là gì?
Thuế Giá trị gia tăng còn gọi là VAT (Value Added Tax), là loại thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT Người tiêu dùng là người chi trả nhưng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Thuế VAT được tính trên giá trị gia tăng của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có nghĩa là chỉ có phần giá trị mới được thêm vào sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi các thành phần khác được sản xuất hoặc cung cấp sẽ bị đánh thuế.
2. Gia công phần mềm là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Khoản 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn về Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin thì gia công phần mềm được định nghĩa như sau:
Gia công phần mềm là một hoạt động mà trong đó bên nhận gia công thực hiện việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm hoặc thực hiện một hoặc nhiều công đoạn nhằm mục đích hoàn thành sản phẩm, dịch vụ phần mềm theo đúng yêu cầu của bên thuê gia công.
Ngoài ra, gia công phần mềm còn có thể được hiểu là hình thức đặt hàng một phần hay toàn bộ dự án thuộc về phần mềm. Các đơn vị gia công chỉ đóng vai trò là người thực hiện chứ không có quyền sở hữu phần mềm.
Đồng thời, đơn vị nhận gia công phần mềm cũng không được nhận bất kỳ lợi nhuận nào liên quan đến sản phẩm của mình, bởi mọi chi phí cho việc thực hiện đều do doanh nghiệp thuê gia công chi trả. Tuy nhiên, họ sẽ có quyền định đoạt các sản phẩm gia công của mình.
Nhiệm vụ của các đơn vị thực hiện công việc gia công phần mềm là làm ra những sản phẩm thỏa mãn được những yêu cầu của đơn vị hoặc tổ chức thuê gia công và không tham gia vào công việc kinh doanh, buôn bán sản phẩm được gia công đó. Như vậy, gia công phần mềm chỉ là một giai đoạn trong quá trình đưa sản phẩm đến với tay người tiêu dùng.
Thị trường gia công phần mềm Việt Nam hiện nay vô cùng sôi nổi với lực lượng lao động công nghệ thông tin chất lượng cao vô cùng dồi dào. Đây cũng là ngành chiến lược của rất nhiều công ty hiện nay, đem lại cơ hội cạnh tranh cao về chất và lượng trên thị trường cùng ngành.
Nhờ vào gia công phần mềm, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí và tận dụng tốt nguồn nhân lực chất lượng cao sẵn có trên thị trường lao động từ các đơn vị cung cấp mà không phải tuyển dụng, đào tạo. Điều này cũng giúp doanh nghiệp có thể yên tâm tập trung nguồn lực vào việc kinh doanh cốt lõi mà không bị phân tâm bởi các yếu tố khác.
Hình thức gia công phần mềm có thể chia thành 3 kiểu: offshore, nearshore và local outsourcing
>>> Xem thêm: 22 Nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định mới nhất
3. Gia công phần mềm có chịu thuế GTGT không?
Theo Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2013, 2014, 2016 quy định đối tượng chịu thuế: Hàng hóa và dịch vụ sử dụng trong việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, ngoại trừ các đối tượng quy định căn cứ theo Điều 5 tại Luật này.
Căn cứ vào Khoản 21 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi và bổ sung năm 2013, năm 2014 và năm 2016 quy định như sau: Chuyển giao công nghệ theo quy định của luật chuyển giao công nghệ và chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, phần mềm máy tính.
Cụ thể hóa các nội dung của Luật này, tại Khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) cùng với Nghị định số 209/2013/NĐ-CP được quy định đối tượng chịu thuế cụ thể như sau:
Đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng là các loại hàng hóa, dịch vụ dùng trong việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ được mua của tổ chức hoặc cá nhân khi ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ và chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ hay chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao hay chuyển nhượng.
Trường hợp không tách riêng được thì thuế giá trị gia tăng được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị. Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật đều không chịu thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, tổng hợp các thông tin ở trên, gia công phần mềm thuộc đối tượng hàng hóa không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Trên đây, là thông tin trả lời về vấn đề: Gia công phần mềm có chịu thuế GTGT hay không? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 0973.55.1661 hoặc truy cập website: Visio.edu.vn để được hỗ trợ.
>>> Có thể bạn cũng quan tâm: