Khi doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch mua bán trong doanh nghiệp thì việc mua bán hàng hóa có phải lập hợp đồng hay không? Khi nào thì một giao dịch mua bán hàng hóa phải ký hợp đồng? Đây là thắc mắc mà VisioEdu thường xuyên nhận được. Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Tại khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.”
Còn hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên về việc về việc tiến hành xác lập, thay đổi hoặc thực hiện chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Dựa trên các khái niệm ở trên, có thể hiểu: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
2. Nội dung chính của hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản được các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng, các bên có thể tự doa thỏa thuận, nhưng hợp đồng nên đảm bảo có các nội dung chính như sau:
– Chủ thể hợp đồng.
– Đối tượng của hợp đồng.
– Giá trong hợp đồng.
– Phương thức và thời hạn thanh toán trong hợp đồng.
– Thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận hàng hóa.
– Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên.
– Điều khoản ràng buộc trách nhiệm.
– Thời hạn thực hiện hợp đồng.
– Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
– Quy định về bảo mật thông tin trong hợp đồng.
– Các trường hợp vi phạm hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng.
– Phương thức giải quyết nếu có tranh chấp.
>>> Xem thêm: Khóa học Pháp Luật Hợp Đồng
3. Doanh nghiệp mua bán hàng hóa có phải lập hợp đồng hay không?
Doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch mua bán có bắt buộc phải có hợp đồng mua bán hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Chuyên gia Thuế Nguyễn Ngọc Minh đã trả lời cho câu hỏi này như sau:
Về mặt nguyên tắc, khi doanh nghiệp phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa thì doanh nghiệp cần thực hiện các thỏa thuận giữa người mua và người bán về các vấn đề như: Giá cả; chất lượng hàng hoá, thời gian thực hiện mua bán. Vậy thỏa thuận này có cần hợp đồng hay không?
Thực tế, khi thỏa thuận với nhau bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể thì coi như doanh nghiệp đã ký hợp đồng.
Theo quy định về pháp luật hợp đồng thì hợp đồng có thể được lập dưới 3 hình thức đó là: hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng bằng lời nói và hợp đồng bằng hành vi cụ thể. Vì vậy, trong một số trường hợp mà chúng ta không quá cần thiết thì chúng ta có thể lập hợp đồng bằng lời nói với nhau.
Ví dụ: Trường hợp khi đi tiếp khách, không có doanh nghiệp nào, không có doanh nghiệp nào lại làm văn bản để ký hợp đồng với của hàng cung cấp dịch vụ ăn uống để thể hiện sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Chính vì vậy, mặc dù doanh nghiệp không ký hợp đồng bằng văn bản nhưng doanh nghiệp vẫn được coi là có ký hợp đồng với cửa hàng bằng lời nói. Tuy nhiên khi đứng về góc độ là về mặt nghĩa vụ thuế thì khi doanh nghiệp không có hợp đồng bằng thì sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh cho cơ quan thuế biết là nó liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta tiếp đối tác, tiếp số lượng bao nhiêu người? Nội dung bàn bạc trong buổi tiếp đó có liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh hay không. Doanh nghiệp sẽ rất khó chứng minh.
Như vậy, các giao dịch mua bán của hàng hóa của doanh nghiệp không bắt buộc lập hợp đồng bằng văn bản mà có thể thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận bằng lười nói và hành vi (trừ các giao dịch luật bắt buộc).
Việc khi nào doanh nghiệp cần phải ký kết hợp đồng và ký kết hợp đồng theo hình thức nào hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm và yêu cầu của mỗi bên tham gia giao dịch mua bán.
Có thể bạn cũng quan tâm:
>>> Hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra có được tính vào chi phí được trừ hay không
>>> Khóa học Hành Nghề Thuế chuyên sâu – Giải mã mọi bí ẩn về thuế