Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, để chính thức đi vào hoạt động và tránh bị phạt thì doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? Hãy cùng VisioEdu tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
1. Đăng công bố thành lập doanh nghiệp
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bước đầu tiên cần làm là đăng công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Nội dung công bố phải thể hiện đúng những thông tin đã ghi trong giấy đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn tối đa để thực hiện thủ tục này là trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay có hai phương thức để đăng công bố thông tin doanh nghiệp đó là:
– Nộp trực tiếp tại sở kế hoạch và Đầu tư của Tỉnh / Thành phố
– Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia:
2. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
Một bước quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp mới thành cần làm là nộp hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ khai thuế ban đầu. Hồ sơ cụ thể bao gồm:
- Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng.
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc.
- Quyết định bổ nhiệm kế toán.
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).
- Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp trực tuyến).
- Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.
Hồ sơ khai thuế này sẽ được nộp tại Chi cục Thuế tại địa điểm trụ sở chính của công ty. Và khi làm hồ sơ khai thuế ban đầu thì doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
* Về hồ sơ khai thuế ban đầu
– Doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện tờ khai lệ phí môn bài bởi đây là tờ khai quan trọng, các hồ sơ còn lại tùy vào Chi cục Thuế mà doanh nghiệp có thể thực hiện sau.
– Thời hạn nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập.
* Về quy định miễn lệ phí môn bài
Doanh nghiệp mới sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP.
* Về ngày bắt đầu hoạt động
Nếu doanh nghiệp thành lập vào những ngày cuối tháng thì nên đăng ký ngày bắt đầu hoạt động là ngày đầu của tháng sau để giảm bớt hồ sơ và các thủ tục liên quan đến thuế.
3. Mở tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? Việc không thể thiếu là tiến hành mở tài khoản thanh toán cho doanh nghiệp mình.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứ không cần thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nữa – xem chi tiết tại công việc “Thay đổi nội dung đăng ký thuế”
4. Mua chữ ký số
Chữ ký số là chữ ký của công ty dưới dạng USB, dùng để thực hiện các thủ tục, giao dịch qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, Bảo hiểm xã hội cho người lao động,… thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Vì vậy các công ty cần thực hiện mua chữ ký số ngay sau khi doanh nghiệp được thành lập tại các đơn vị cung cấp uy tín.
5. Treo bảng hiệu công ty
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? Thì công việc tiếp theo Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Do đó, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế theo Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
6. Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Hiện nay, tất cả tổ chức, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78. Đây là công việc tiếp theo trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?
7. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn
Đối với các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.
Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh… phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn quy định 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trường hợp sau khi thành lập, có các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
8. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế
Đối với chế độ bảo hiểm cho người lao động
Tham gia bảo hiểm cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp. Tuy vậy, với hầu hết doanh nghiệp vừa thành lập thì đây lại là vấn đề hay bị thiếu sót.
Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động. Chi tiết hồ sơ bao gồm:
Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT;
Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? Nếu đã, đang và chuẩn bị thành lập doanh nghiệp, hãy lưu lại thông tin này để thực hiện, tránh những lỗi phạt không đáng có.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc về Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 để được hỗ trợ.
Nếu quan tâm các khóa học liên quan đến kế toán, kiểm toán và Thuế, bạn có thể tham khảo: TẠI ĐÂY. Hoặc tham khảo Fanpage:https://www.facebook.com/visio.edu.vn