Quy định mới nhất về chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết 

Bạn mất nhiều thời gian để tìm hiểu về chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tránh ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp? VisioEdu sẽ giúp bạn tổng hợp những quy định mới nhấtcách tính chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết ở bài viết này.

chi phi lai vay voi doanh nghiep co giao dich lien ket

1. Chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là gì?

Chi phí lãi vay là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nói cách khác, chi phí lãi vay là số tiền mà doanh nghiệp dùng để thanh toán lãi suất cho các khoản vay của mình, chẳng hạn như vay vốn, vay để mua sắm tài sản, thiết bị, bổ sung hàng tồn kho, thanh toán hóa đơn, v.v.

Chi phí lãi vay bao gồm các loại:

  Lãi vay dài hạn, ngắn hạn

  Lãi vay trên các khoản hạn mức tín dụng

  Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính

  Lãi suất trái phiếu và nợ chuyển đổi

  Lãi suất của các khoản vay khác

⇒ Đừng bỏ lỡ: Hướng dẫn cách hạch toán chi phí lãi vay

Chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là khoản chi phí lãi vay phát sinh từ các giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình kinh doanh và sản xuất. Các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp sau:

  Bên này tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của bên còn lại.

  Hai bên cùng chịu sự chi phối trực tiếp hay gián tiếp dưới sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của bên thứ ba.

2. Xác định doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Trước khi xác định chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, ta cần biết được doanh nghiệp của mình có giao dịch liên kết hay không. Để xác định doanh nghiệp có giao dịch liên kết, ta cần biết các bên liên kết trên được quy định cụ thể như sau:

  Doanh nghiệp tham gia nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp bên kia.

  Hai doanh nghiệp tham gia có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ gián tiếp hoặc trực tiếp. 

  Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ gián tiếp hoặc trực tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia.

  Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới tất cả hình thức với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

  Doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp khác với điều kiện: Doanh nghiệp thứ nhất chỉ định phải chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; Một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định phải có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai.

  Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba.

  Hai doanh nghiệp được chịu sự kiểm soát hoặc điều hành về nhân sự , tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân có mối quan hệ gia đình.

–   Hai cơ sở kinh doanh có liên kết với nhau theo hình thức trụ sở chính – cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của cùng một cá nhân, tổ chức nước ngoài.

–   Các doanh nghiệp chịu sự chi phối, ảnh hưởng bởi một cá nhân thông qua việc cá nhân đó góp vốn hoặc trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp.

–   Ngoài các trường hợp nêu trên, một doanh nghiệp có thể được xem là chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp khác nếu doanh nghiệp đó có quyền quyết định, chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia trên thực tế.

–   Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính Thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính Thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ gia đình.

⇒ Xem thêm: Ví dụ về giao dịch liên kết kế toán đừng bỏ qua

3. Quy định mới nhất về chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Theo Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, tổng chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được trừ khi xác định thu nhập chịu Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi mới nhất được quy định như sau:

  Doanh nghiệp được trừ tối đa 30% tổng lợi nhuận thuần, lãi vay và khấu hao trong kỳ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức trừ này áp dụng cho tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ.

  Phần chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết không được trừ theo quy định tại điều trên được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo. Điều kiện để chuyển là tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Chi phí lãi vay không được trừ có thể được chuyển sang các năm sau để trừ, nhưng không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh chi phí lãi vay đó. 

  Tổng chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng với:

     + Các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng, Tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm.

     + Khoản vay của người nộp thuế được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

     + Khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi từ Chính phủ được thực hiện dưới hình thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại.

     + Khoản vay được sử dụng cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

     + Khoản vay được cấp để đầu tư vào các chương trình và dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước, như nhà ở tái định cư, nhà ở cho công nhân, sinh viên và các dự án phúc lợi công cộng khác.

     + Người nộp thuế phải bao gồm tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế khi kê khai theo Mẫu số 01, theo quy định tại Phụ lục đi kèm Nghị định.

Cập nhật mới nhất quy định về chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm đảm bảo tính trung thực, chính xác của thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định này để tránh trường hợp chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, dẫn đến tăng số thuế phải nộp.

4. Cách tính chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Với EBITDA là lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trước lãi vay, thuế và khấu hao. Ta có công thức tính chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

Lãi vay được trừ = 30% x EBITDA* = 30% x (EBITDA + Chi phí khấu hao + Lãi vay – Lãi tiền gửi và lãi cho vay)

Ví dụ: Năm 2021, Công ty TNHH ABC có giao dịch liên kết và có các thông tin sau để Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp:

     +  Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 1.200.000.000 đồng

     +  Chi phí khấu hao: 100.000.000 đồng
         Lãi vay: 600.000.000 đồng

     +  Lãi tiền gửi và tiền cho vay: 80.000.000 đồng

=>  Lãi vay được trừ trong năm 2021 = 30% x (1.200.000.000 + 100.000.000 + 600.000.000 – 80.000.000) = 546.000.000 đồng

Như vậy với số liệu trên, năm 2021 Công ty TNHH ABC có lãi vay được trừ là 546.000.000 đồng, còn lại 54.000.000 đồng được chuyển vào năm sau, tối đa không quá 5 năm.

5. Lưu ý khi tính chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Một số lưu ý trong quá trình tính chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận:

– Chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết bị khống chế nếu doanh nghiệp không phát sinh bất kỳ giao dịch liên kết nào.

  Chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết phát sinh bất kỳ được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khống chế ở mức 30% EBITDA.

  Chi phí khấu hao được tính vào EBITDA là chi phí khấu hao máy móc thiết bị, các tài sản cố định và không có chi phí phân bổ.

  Nếu EBITDA âm thì chi phí lãi vay thuần trong năm đó không được trừ.

Trên đây là những chia sẻ về quy định mới nhất của chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết cũng như cách tính chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết để xác định phần lãi vay được trừ hay không được trừ trong phần Thuế thu nhập doanh nghiệp. VisioEdu mong rằng bạn đã có thêm được những thông tin bổ ích dành cho mình.

Nghiên cứu chi tiết hơn và trang bị kiến thức để trở thành chuyên gia trong ngành Kế toán tại khóa học “Kê khai giao dịch liên kết”. Dành cho mình ưu đãi đặc biệt TẠI ĐÂY.

Liên hệ ngay qua hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 – 0937.55.1661 để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ và tư vấn

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường thì doanh nghiệp có rủi ro gì

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường, doanh nghiệp có rủi ro gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Thanh lý tài sản là một trong các chủ đề được rất nhiều kế toán quan tâm. Trong khóa học…

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu là chính sách thuế quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhập khẩu,…

    Lịch thi và danh sách thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Hội đồng thi Kiểm toán viên, kế toán viên đã có thông báo chính thức về thời gian, địa điểm…

    Hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra

    Xử lý hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp bên bán xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng khi còn…

    Bài cùng tác giả
    Thời điểm vàng để ôn thi chứng chỉ Đại lý Thuế 2023

    Thời điểm vàng để ôn thi chứng chỉ Đại lý Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    06 Th11 2023

    Chứng chỉ Đại lý Thuế là tấm bằng giúp kế toán bứt phá sự nghiệp không giới hạn. Vì thế…

    Cách tính thuế thu nhập cá nhân

    Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th11 2023

    Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác…

    Những thay đổi quan trọng trong Nghị định 91/2022/NĐ-CP về Luật Quản lý Thuế mà kế toán cần nắm vững

    Những thay đổi quan trọng trong Nghị định 91 /2022/NĐ-CP về Luật Quản lý Thuế mà kế toán cần nắm vững

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th11 2022

    Trong khi kế toán đang phải gấp rút hoàn thành số liệu để ra được số thuế Thu nhập doanh…

    Hủy hóa đơn đầu ra đã kê khai thuế

    Hủy hóa đơn đầu ra đã kê khai thuế có được không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    15 Th9 2024

    Trong quá trình kinh doanh, việc lập hóa đơn đầu ra là một bước quan trọng để ghi nhận doanh…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành