Cách tính Thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài thông qua đối tượng cư trú

Cách tính Thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài thông qua đối tượng cư trú

Có một bạn học viên tại VisioEdu hỏi rằng:

1. Câu hỏi từ một bạn kế toán mà VisioEdu nhận được liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân đối với lao động là người nước ngoài

Công ty chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất có địa chỉ tại Bình Dương, có phát sinh chi phí trả tiền lương cho người nước ngoài Nhật Bản làm việc tại Việt Nam từ năm 2016 với chức danh là Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch (sau đây được gọi tắt là ông A). Thu nhập của ông tại Việt Nam do công ty chúng tôi chi trả (lương NET), phần lương bên Nhật Bản sẽ do công ty mẹ chi trả. Trong năm 2022, kể từ 1/4/2022 ông A nhận chỉ thị bên công ty mẹ trở về Nhật nhưng vẫn đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc công ty chúng tôi ở Việt Nam, các chứng từ phát sinh đối với cơ quan nhà nước ông A ủy quyền lại cho Phó Tổng Giám đốc được ký thay.

Vậy đối với trường hợp này xin giúp chúng tôi làm rõ những điểm sau: 

1) Về thuế Thu nhập cá nhân: Xét về số ngày ông A ở Việt Nam thì ông ở dưới 183 ngày nên ông thuộc đối tượng không cư trú. “Căn cứ theo Khoản 1, Điều 18, Thông tư 111/20213/TT-BTC, đối với cá nhân không cư trú, thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo công thức sau: Số tiền phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 20%. Trong đó, thu nhập chịu thuế đối với cá nhân không cư trú được xác định là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập”. Vậy trong trường hợp này thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập của ông A được tính như thế nào vì thu nhập của ông được trả do ông đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc ở Việt Nam dù ông ở Nhật Bản? Cụ thể từ tháng nào đến tháng nào trong năm 2022?

2) Theo Luật Doanh nghiệp 2020 có đề cập đến quy định người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân cư trú. Trong trường hợp này công ty chúng tôi có vi phạm luật không khi ông A đã có ủy quyền và vẫn có thể điều hành doanh nghiệp từ Nhật Bản?

2. Phân tích các quy định về Thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài

VisioEdu xin mượn tình huống thực tế trên từ một bạn kế toán viên để nói về chủ đề thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với lao động là người nước ngoài.

Không giống như các loại thuế Giá trị gia tăng, Bảo vệ môi trường, Tiêu thụ đặc biệt, Thu nhập doanh nghiệp,… liên quan trực tiếp tới nghĩa vụ của doanh nghiệp; loại thuế thu nhập cá nhân (TNCN) lại mang trách nhiệm cá nhân nhiều hơn bao giờ hết. Tưởng chừng doanh nghiệp được “thảnh thơi” một chút, nhưng chính những quy định trong loại thuế này lại ảnh hưởng một phần tới khả năng huy động nhân lực trong môi trường của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, nhu cầu lao động xuyên quốc gia cũng trở lên dễ dàng kết nối. Nguồn lao động chất lượng được đào tạo bài bản được coi là nguồn tài nguyên nhân lực cần thu hút về trong nước. Vì vậy các chính sách liên quan tới lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng cần có những thay đổi để thu hút nhân lực.

Đối với thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền công, tiền lương đang được phân thành hai đối tượng, là: đối tượng cư trú, và đối tượng không cư trú. Cách tính thuế của hai đối tượng này cũng khác nhau và còn phụ thuộc vào nước thuộc quốc tịch của người lao động đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam hay chưa. Chính điều này đã gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi muốn sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bởi đa phần các doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng trả lương NET cho người lao động. Đối với loại hợp đồng này, để đảm bảo chi phí cho doanh nghiệp và nghĩa vụ thuế của người lao động, doanh nghiệp sẽ phải theo sát hơn về quyền lợi và trách nhiệm của lao động khi làm việc trong lãnh thổ Việt Nam.

Do đó, để đưa ra cách tính thuế thu nhập cá nhân với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam một cách chính xác, kế toán cần xác định người lao động thuộc đối tượng cư trú hay đối tượng không cư trú. VisioEdu sẽ giúp bạn nắm được cách xác định hai loại đối tượng trên theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành. 

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC (TT111), cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. ..

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Namtheo một trong hai trường hợp sau:

b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế,…”

Từ quy định trên ta có thể hiểu, nếu cá nhân nước ngoài có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì là cá nhân cư trú (mà không cần phải xem xét tiếp bất kỳ điều kiện nào).

Trình tự xác định đối tượng cư trú thuộc nước nào

Nếu cá nhân nước ngoài có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày thì căn cứ theo khoản 1.b điều 1 TT111 để xét các tình huống và phân loại tiếp theo. Trong trường hợp cụ thể là mối quan hệ lao động giữa hai đất nước Việt Nam – Nhật Bản, thì xét theo điều 4 thoả thuận trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, để xác định đối tượng cư trú thuộc nước nào, trình tự sẽ xác định theo các bước dưới đây:

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

3. Giải đáp câu hỏi của kế toán về thuế thu nhập cá nhân của Giám đốc người nước ngoài

Theo như VisioEdu đã phân tích quy định Khoản 1 Điều 1 Thông tư 111, thì ta có thể giải quyết tình huống trên như sau:

Với ý hỏi đầu tiên:

Trong trường hợp người lao động là Tổng Giám đốc nêu trên đã làm việc tại Việt Nam từ năm 2016, tính tới thời điểm hết 31/03/2022, người lao động vẫn thuộc đối tượng cư trú và tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN)  theo biểu luỹ tiến. Kể từ thời điểm nhận quyết định về nước nhưng vẫn giữ các chức vụ tại Việt Nam và hưởng lương thì vẫn được xác định là đối tượng cư trú để khấu trừ thuế theo quy định.

Trong năm, nếu người lao động có quyết định đi hẳn khỏi Việt Nam (không xác định thời gian quay trở lại, hoặc thời gian quay trở vượt qua thời gian quyết toán theo quy định) thì thực hiện ủy quyền quyết toán, doanh nghiệp xác định lại đối tượng của người lao động là cư trú hay không theo các bước hướng dẫn trên để thực hiện nghĩa vụ thuế liên quan.

Trường hợp tới thời điểm cuối năm quyết toán, người lao động vẫn không quay về Việt Nam, khi không đủ điều kiện 183 ngày theo quy định sẽ xét tới điều kiện về nơi ở tại Việt Nam. Do Việt Nam và Nhật Bản đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm tạo điều kiện trao đổi môi trường làm việc, nên đối với trường hợp người lao động đủ điều kiện là cá nhân cư trú thì người lao động được quyền chỉ quyết toán phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam, mà không phải kê khai thu nhập toàn cầu. Còn trong trường hợp không đủ điều kiện là cá nhân cư trú thì không phân biệt hai nước đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần hay chưa, đều sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo phần tiền lương, tiền công nhận được tại Việt Nam.

Đối với ý hỏi số hai:

Trong tình huống thực tế trên, trường hợp Tổng Giám đốc không ở trong lãnh thổ Việt Nam nhưng có uỷ quyền cho Phó Giám đốc thì thực hiện theo quy định tại Khoản 3 điều 12 Luật doanh nghiệp số 59/2020 quy định “Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.” Từ quy định trên, doanh nghiệp có thể đảm bảo việc đã thực hiện uỷ quyền khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam là hoàn toàn hợp lệ, hợp pháp.

Thuế Thu nhập cá nhân tác động trực tiếp tới cá nhân người lao động, trước đây theo khảo sát trong phạm vi nhỏ của VisioEdu thì các vấn đề xung quanh tới loại thuế này như nghĩa vụ kê khai, quyết toán, các loại thu nhập bị tính thuế, hay cách tính thuế có vẻ còn rất “mới lạ” với người lao động. Điều này có thể hiểu từ các lý do như: thu nhập trung bình không cao dẫn tới nghĩa vụ thuế chưa cần quan tâm tới; trách nhiệm kê khai, quyết toán đa phần do doanh nghiệp thực hiện theo ủy quyền cho người lao động; hay thậm chí có cả nguyên do về công tác tuyên truyền của Cơ quan Thuế tới người dân cũng chưa tiếp cận được.

Nhưng hiện nay, với các phương tiện truyền thông trong thời kỳ thu thuế của các nhân kinh doanh trên các nền tảng internet, hay các cá nhân có thu nhập từ nước ngoài, thì các thông tin về loại thuế này đã được nhắc tới nhiều hơn bao giờ hết. Chính những tác động liên quan này, làm hiểu biết về thuế chung được nâng lên, hỗ trợ hơn cho chính các doanh nghiệp trong công cuộc tìm kiếm nhân sự phù hợp cho môi trường doanh nghiệp mình.

Hy vọng, với những phân tích trên của VisioEdu liên quan đến tính thuế thu nhập cá nhân với người lao động là người nước ngoài, bạn đã biết cách xử lý tình huống thực tế phát sinh tại doanh nghiệp của mình. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp bằng cách để lại thông tin tại đây!

>> Có thể bạn cũng quan tâm: 

Nguyên tắc và phương pháp tính thuế Thu nhập cá nhân áp dụng cho từng đối tượng

Phương pháp hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    hủy hóa đơn điện tử theo thông tư 78

    5 bước hủy hóa đơn điện tử theo thông tư 78

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th4 2024

    Hủy hóa đơn điện tử là một trong những nghiệp vụ kế toán thường xuyên gặp phải nếu xảy ra…

    Tặng 101 video bài giảng giải mã bí ẩn về thuế

    101 Video bài giảng Giải mã Bí Ẩn Về Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    19 Th4 2024

    VisioEdu là đơn vị đào tạo Kế toán, Kế toán Thuế, Kiểm toán uy tín hàng đầu tại Việt Nam….

    Học thử Ôn thi Đại lý Thuế cấp tốc 2024 Online toàn quốc hiệu quả

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    19 Th4 2024

    Học thử Ôn thi Đại lý Thuế cấp tốc 2024 Online toàn quốc hiệu quả  

    Thuế TNDN từ chuyển nhượng BĐS

    Thuế TNDN từ chuyển nhượng BĐS

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    19 Th4 2024

    Những năm gần đây, thị trường mau bán bất động sản phát triển vô cùng náo nhiệt. Vì vậy, việc…

    Bài cùng tác giả
    Thi chứng chỉ Kiểm toán viên CPA Việt Nam có khó không?

    Thi chứng chỉ Kiểm toán viên CPA Việt Nam có khó không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th2 2023

    CPA là viết tắt của từ Certified Public Accountants, đây là một chứng chỉ đặc biệt dành riêng cho những người làm…

    Quy định mức giảm trừ gia cảnh mới nhất và cách xác định người phụ thuộc

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th2 2024

    Theo Nghị Quyết 954/2020, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và cả người phụ thuộc đều có…

    Khai sai Tờ khai thuế, nhiều hậu quả khó lường cho doanh nghiệp

    Khai sai Tờ khai thuế, nhiều hậu quả khó lường cho doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    28 Th12 2022

    Kế toán chú ý! Việc kế toán kê khai sai các chỉ tiêu trên tờ khai là một hành vi…

    Ôn thi chứng chỉ CPA môn Kiểm toán cần học những gì?

    Ôn thi chứng chỉ CPA môn Kiểm toán cần học những gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th8 2023

    Môn Kiểm toán và Dịch vụ bảo đảm nâng cao được nhận định là môn khó với lượng kiến thức…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành